LIỆU PHÁP HOÁ DƯỢC TRONG ĐIỀU TRỊ PHA CẤP TÍNH Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TRẦM CẢM TÁI DIỄN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị pha cấp tính của một giai đoạn trầm cảm. Liệu pháp hoá dược, đặc biệt là nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI (ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc), vẫn là lựa chọn phổ biến nhất để điều trị trầm cảm trong giai đoạn cấp tính này. Nghiên cứu được thực hiện trên 109 người bệnh được chẩn đoán xác định là rối loạn trầm cảm tái diễn theo tiêu chuẩn của ICD-10 (1992) điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021 với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả thu được: tỷ lệ bệnh nhân nữ là 72,48%; phần lớn số bệnh nhân đã mắc 2 giai đoạn trầm cảm tính tới thời điểm nhập viện (56,88%). Trong số các công thức điều trị hoá dược được ghi nhận, cách kết hợp thuốc chống trầm cảm với an thần kinh và bình thần là phổ biến nhất (chiếm 91,74%). 100% số bệnh nhân trầm cảm tái diễn được chỉ định thuốc chống trầm cảm, trong đó Sertraline là thuốc chống trầm cảm được sử dụng nhiều nhất. Nhóm chỉnh khí sắc rất ít được sử dụng trên lâm sàng (chiếm 2,75%). Không có bệnh nhân nào trong nghiên cứu sử dụng thuốc kích thần. Điểm số HAM-D giảm dần từ thời điểm nhập viện, sau 2 tuần và sau 4 tuần điều trị. Có thể nói can thiệp hoá dược ở nhóm đối tượng nghiên cứu là phù hợp với các hướng dẫn điều trị lớn ở Việt Nam và trên thế giới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
liệu pháp hoá dược, điều trị, pha cấp tính, rối loạn trầm cảm tái diễn
Tài liệu tham khảo


2. Stahl SM. Stahl’s Essential Psychopharmacology Neuroscientific Basis and Practical Application. 4th ed. Cambridge University Press; 2013.

3. Karrouri R, Hammani Z, Benjelloun R, Otheman Y. Major depressive disorder: Validated treatments and future challenges. World J Clin Cases. 2021;9(31):9350-9367. doi:10. 12998/wjcc.v9.i31.9350


4. Rohan KJ, Rough JN, Evans M, et al. A Protocol for the Hamilton Rating Scale for Depression: Item Scoring Rules, Rater Training, and Outcome Accuracy with Data on its Application in a Clinical Trial. J Affect Disord. 2016;200:111-118. doi:10.1016/j.jad.2016.01.051


5. Zu S, Wang D, Fang J, et al.


Comparison of Residual Depressive Symptoms, Functioning, and Quality of Life Between Patients with Recurrent Depression and First Episode Depression After Acute Treatment in China


. Neuropsychiatr Dis Treat. 2021;17:3039-3051. doi:10.2147/NDT.S317770


6. Nuggerud-Galeas S, Sáez-Benito Suescun L, Berenguer Torrijo N, et al. Analysis of depressive episodes, their recurrence and pharmacologic treatment in primary care patients: A retrospective descriptive study. PLoS ONE. 2020;15(5): e0233454. doi:10.1371/journal. pone.0233454


7. Lam RW, Kennedy SH, Adams C, et al. Canadian Network for Mood and Anxiety Treatments (CANMAT) 2023 Update on Clinical Guidelines for Management of Major Depressive Disorder in Adults: Réseau canadien pour les traitements de l’humeur et de l’anxiété (CANMAT) 2023 : Mise à jour des lignes directrices cliniques pour la prise en charge du trouble dépressif majeur chez les adultes. Can J Psychiatry Rev Can Psychiatr. 2024;69(9): 641-687. doi:10.1177/ 07067437241245384


8. Alenko A, Markos Y, Fikru C, Tadesse E, Gedefaw L. Association of serum cortisol level with severity of depression and improvement in newly diagnosed patients with major depressive disorder in Jimma medical center, Southwest Ethiopia. PLoS ONE. 2020;15(10):e0240668. doi:10.1371/journal.pone.0240668

