SỰ THAY ĐỔI VỊ TRÍ RĂNG CỬA VÀ MÔ MỀM TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA CỦA BỆNH NHÂN SAI KHỚP CẮN LOẠI II TIỂU LOẠI 1 CÓ NHỔ BỐN RĂNG HÀM NHỎ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét sự thay đổi của vị trí răng cửa và mô mềm trên phim sọ nghiêng từ xa của bệnh nhân sai khớp cắn loại II tiểu loại 1 có nhổ bốn răng hàm nhỏ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả dựa trên đo đạc phim sọ nghiêng từ xa trước điều trị và sau điều trị của 31 bệnh nhân (21 nữ, 10 nam) sai khớp cắn loại II tiểu loại 1 có nhổ bốn răng hàm nhỏ tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội đến tháng 6/2021. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình 18,65 (11- 34). Góc SNA, góc SNB thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Răng cửa trên được dựng thẳng trục nhiều 10,19 ± 9,070 so với nền sọ, 9,84 ± 8,600 so với mặt phẳng hàm trên và 10,13 ± 7,400 với so với NA với p < 0,001. Trục răng cửa dưới so với mặt phẳng hàm dưới đã được dựng thẳng 4,53 ± 7,310 và được ngả lưỡi so với mặt phẳng NB 6,60 ± 5,250 rất có ý nghĩa thống kê. Góc trục liên răng cửa tăng 15,94 ± 12,820. Độ nhô môi trên và môi dưới so với đường E và so với SnPog’ đều giảm rất nhiều sau điều trị với p < 0,001. Góc mũi môi, độ dày môi trên, môi dưới và phần mềm cằm có thay đổi nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận: Các chỉ số về vị trí răng cửa và mô mềm trên phim sọ nghiêng từ xa của bệnh nhân sai khớp cắn loại II tiểu loại 1 có nhổ bốn răng hàm nhỏ cho thấy: răng cửa trên và răng cửa dưới đều được dựng thẳng trục và dịch chuyển ra sau. Góc liên trục răng cửa tăng. Độ nhô của hai môi so với đường thẩm mỹ E và SnPog’ giảm. Góc mũi môi, chiều dày môi, độ dày mô mềm vùng cằm không thay đổi sau điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
răng cửa, mô mềm, khớp cắn loại II tiểu loại 1, phim sọ nghiêng, răng hàm nhỏ, nhổ răng
Tài liệu tham khảo
2. Bishara SE. Mandibular changes in persons with untreated and treated Class II division 1 malocclusion. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 1998;113(6):661-673. doi:10.1016/s0889-5406(98)70227-6
3. Hayashida H, Ioi H, Nakata S, Takahashi I, Counts AL. Effects of retraction of anterior teeth and initial soft tissue variables on lip changes in Japanese adults. The European Journal of Orthodontics. 2011;33(4):419-426.
4. Weyrich C, Lisson JA. The effect of premolar extractions on incisor position and soft tissue profile in patients with Class II, Division 1 malocclusion. J Orofac Orthop. 2009;70(2):128-138. doi:10.1007/s00056-009-0813-2
5. Fitzgerald JP, Nanda RS, Currier GF. An evaluation of the nasolabial angle and the relative inclinations of the nose and upper lip. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 1992;102(4):328-334.
6. Ramos AL, Sakima MT, Pinto A dos S, Bowman SJ. Upper lip changes correlated to maxillary incisor retraction--a metallic implant study. Angle Orthod. 2005;75(4):499-505. doi:10.1043/0003-3219(2005)75[499:ULCCTM]2.0.CO;2
7. Burstone CJ. Lip posture and its significance in treatment planning. Am J Orthod. 1967;53(4):262-284. doi:10.1016/0002-9416(67)90022-x
8. Maetevorakul S, Viteporn S. Factors influencing soft tissue profile changes following orthodontic treatment in patients with Class II Division 1 malocclusion. Prog Orthod. 2016;17:13. doi:10.1186/s40510-016-0125-1