KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ TUYẾN VÚ KẾT HỢP TÁI TẠO VÚ TỨC THÌ BẰNG VẠT TRAM TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật tái tạo vú tức thì sau phẫu thuật cắt toàn bộ vú bằng vạt da cơ thẳng bụng tại Bệnh viện K. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng dựa trên bệnh nhân ung thư vú được tái tạo vú sử dụng vạt cơ thẳng bụng tại khoa Ngoại vú, Bệnh viện K từ năm 2018 đến năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình 44. Cắt tuyến vú kinh điển 32,6%, cắt tuyến vú bảo tồn da và cắt tuyến vú bảo tồn núm lần lượt 26,3% và 41,1%, 16 bệnh nhân (16,8%) can thiệp cân chỉnh vú đối bên. Thời gian phẫu thuật trung bình 210 phút, thời gian hậu phẫu trung bình 11 ngày. Biến chứng thường gặp nhất là hoại tử một phần vạt chiếm 10,5%. Kết quả vú đẹp, tốt, trung bình lần lượt 37,9%; 60 % và 2,1%. Kết luận: Phẫu thuật có tính khả thi về mặt kĩ thuật, tỉ lệ tai biến, biến chứng ở mức chấp nhận được và đem lại kết quả thẩm mĩ tốt.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo

2. Shen Z., Sun J., Yu Y.et al (2021), Oncological safety and complication risks of mastectomy with or without breast reconstruction: A Bayesian analysis, J Plast Reconstr Aesthet Surg, 74(2), Pg. 290-299.

3. Nguyễn Đình Tùng, Vi Hà Tân Anh and Lê Kim Hồng (2020), Tái tạo vú bằng vạt TRAM có cuống là phẫu thuật đáng tin cậy đối với ung thư vú giai đoạn sớm, Tạp chí Y học Lâm Sàng, 66, Pg. 3-9.

4. Lê Minh Quang, Trần Anh Cường and Nguyễn Bá Mạnh (2019), Kết quả phẫu thuật bảo tồn núm vú - tái tạo vú bằng vạt da cơ thẳng bụng trong ung thư vú giai đoạn I-II, Ung thư học, 1, Pg. 411-416.

5. Sullivan S. R., Fletcher D. R. and Isom C. D. (2008), True incidence of all complications following immediate and delayed breast reconstruction, Plast Reconstr Surg, 122(1), Pg. 19-28.

6. Trần Văn Thiệp, Trương Văn Trường and Huỳnh Hồng Hạnh (2008), Biến chứng sau mổ phẫu thuật đoạn nhũ tiết kiệm da-tái tạo vú tức thì trong điều trị ung thư vú giai đoạn sớm, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 12(4), Pg. 89-97.

7. Kim E. K., Lee T. J. and Eom J. S. (2007), Comparison of fat necrosis between zone II and zone III in pedicled transverse rectus abdominis musculocutaneous flaps: a prospective study of 400 consecutive cases, Ann Plast Surg, 59(3), Pg. 256-9.

8. Tribondeau P. and Soffray F. (2008), [Breast reconstruction with pedicled TRAM flap (a retrospective study of 115 consecutive cases)], Ann Chir Plast Esthet, 53(4), Pg. 309-17.
