ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG HÀM DƯỚI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy xương hàm dưới chiếm tới 48,8% trong các trường hợp gãy xương mặt ở trẻ em; tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau và ít nghiên cứu mô tả kết quả phẫu thuật loại chấn thương này. Nghiên cứu này mô tả nguyên nhân, các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị kết hợp xương ở những bệnh nhân gãy xương hàm dưới ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân dưới 16 tuổi được chẩn đoán là gãy xương hàm dưới và điều trị phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình thẩm mỹ, bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ năm 2019 đến 2023. Các biến số được nghiên cứu bao gồm dịch tễ học, nguyên nhân chấn thương, các đặc điểm lâm sàng, các gãy xương mặt liên quan, các chấn thương khác đi kèm và kết quả điều trị phẫu thuật. Kết quả: Tổng cộng có 53 bệnh nhân tuổi dưới 16 được phẫu thuật kết hợp xương hàm dưới. Độ tuổi trung bình là 12,8; tỷ lệ nam:nữ là 3:1, nguyên nhân chấn thương chủ yếu do tai nạn giao thông và gặp chủ yếu ở lứa tuối >12. Đặc điểm lâm sàng thường gặp là đau, sưng nề biến dạng mặt, khớp cắn sai, 60,4% trường hợp có gãy xương hàm dưới 2 vị trí trở lên; vị trí gãy hay gặp nhất là vùng cằm và lồi cầu. Kết quả điều trị sau mổ tốt chiếm 88,7%, khá 7,5%, trung bình 3,8%, không có kết quả kém. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy rằng phẫu thuật kết hợp xương hàm dưới ở trẻ em có kết quả tương đối tốt, an toàn và không gây hư hại cho mầm răng hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm dưới ở bất kỳ giai đoạn nào của sự phát triển răng miệng.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo


2. Sobrero F., Roccia F., Galetta G. et al. (2023). Pediatric mandibular fractures: Surgical management and outcomes in the deciduous, mixed and permanent dentitions. Dent Traumatol, 39(3), 233–239.

3. Sharma A., Patidar D., Gandhi G. et al. Mandibular Fracture in Children: A New Approach for Management and Review of Literature. Int J Clin Pediatr Den. 2019 Jul-Aug;12(4): 356-359. doi: 10.5005/jp-journals-10005-1643.


4. Kao R., Rabbani C.C., Patel J.M. et al. (2019). Management of Mandible Fracture in 150 Children Across 7 Years in a US Tertiary Care Hospital. JAMA Facial Plast Surg, 21(5), 414–418.

5. Mukhopadhyay S. (2018). A retrospective study of mandibular fractures in children. J Korean Assoc Oral Maxillofac Su¬¬¬¬rg, 44(6), 269–274.

6. Li L., Acharya K., Ghimire B. et al. (2023). Conservative management of mandibular fractures in pediatric patients during the growing phase with splint fiber and ligature arch wire. BMC Oral Health, 23(1), 601.

7. Pontell ME, Niklinska EB, Braun SA, Jaeger N, Kelly KJ, Golinko MS. Resorbable Versus Titanium Rigid Fixation for Pediatric Mandibular Fractures: A Systematic Review, Institutional Experience and Comparative Analysis. Craniomaxillofac Trauma Reconstr. 2022 Sep; 15(3):189-20.

8. Huỳnh Kim Khang. Đánh giá kết quả điều trị gãy xương hàm dưới tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn. Tạp chí y học Việt Nam, số 1 2021, tr5-8.
