THỰC HÀNH VỀ DINH DƯỠNG Ở HỌC SINH CÓ VẤN ĐỀ VỀ RĂNG MIỆNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2019

Văn Mạnh Ngô 1,, Đức Cường Lê 1, Thị Quý Phạm 2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện Đa khoa Vũ Thư, Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 324 học sinh lớp 4 và lớp 5 của Trường tiểu học thị trấn Vũ Thư tỉnh Thái Bình nhằm xác định tỷ lệ học sinh có vấn đề răng miệng và đánh giá thực hành về dinh dưỡng ở học sinh mắc bệnh lý răng miệng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong số 324 học sinh được điều tra có 115 học sinh có vấn đề về răng miệng, tỷ lệ học sinh có vấn đề về răng miệng không ăn 3 bữa thường xuyên ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ (lần lượt là 59,3% và 50,0%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ bỏ ăn sáng ở 2 giới đều cao với 85,7%. Tỷ lệ học sinh nữ có thói quen ăn đồ ngọt và uống nước có ga cao hơn nam giới. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh nam có thói quen uống đồ tự pha tại tiệm cao hơn trẻ nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abdel Wahed Wafaa Y, Hassan Safaa K and Eldessouki Randa (2017), "Malnutrition and Its Associated Factors among Rural School Children in Fayoum Governorate, Egypt", Journal of Environmental and Public Health, 2017, pp. 4783791.
2. Thakur. R and Gautam. RK (2016), "Co-existence of undernutrition and obesity: A cross sectional study among".
3. Psoter. W, Gebrian. B, Prophete. S, et al(2008), "Effect of early childhood malnutrition on tooth eruption in Haitian adolescents", Community dentistry and oral epidemiology, 36(2), pp. 179-189.
4. Trần Tuấn Tài. (2016). “ Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường tiểu học ở Thừa Thiên Huế”, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế.
5. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn. (2012). Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010, Tạp chí Y học thực hành, 12 (797), 56-59.
6. American Dental Association (2004). “Skipping Breakfast Ups Tooth Decay Risk For Children”
7. V. C. Punitha, A. Amudhan (2015). Role of dietary habits and diet in caries occurrence and severity among urban adolescent school children, Journal of Pharmacy Bioallied Sciences, 7 (1), 296-300