NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP CÓ RUNG NHĨ TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG

Bùi Thế Dũng1,2,, Trương Bảo Ân3, Nguyễn Quang Vinh3, Thái Trường Nhã3, Võ Minh Thư3
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Tim mạch An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình và kết quả khi sử dụng thuốc kháng đông đường uống ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp có rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc 3 tháng trên 51 bệnh nhân đột quỵ não cấp có rung nhĩ tại Bệnh viện Đa Khoa Trung tâm An Giang từ tháng 1 năm 2024 đến tháng 9 năm 2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 74; thời điểm bắt đầu sử dụng thuốc kháng đông trung bình là 4,3 ngày sau khởi phát đột quỵ não, trong đó 39,2% sử dụng sớm và 49% sử dụng muộn và 7,8% sử dụng thời điểm vừa; thuốc kháng đông đường uống sử dụng chủ yếu là nhóm kháng viatmin K (74%), nhóm kháng đông đường uống thế hệ mới (22%) và có 4% không sử dụng kháng đông. Theo dõi sau 3 tháng có 8% đột quỵ tái phát; 2% xuất huyết nội sọ và 2% xuất huyết tiêu hóa và 12% tử vong do mọi nguyên nhân. Kết luận: Ở bệnh nhân đột quỵ não cấp có rung nhĩ thời gian khởi động sử dụng kháng đông đa phần là muộn, và tỷ lệ tái phát và tử vong do mọi nguyên nhân còn cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não”, trang 14-19.
2. Hội Tim Mạch học Việt Nam (2022), “Khuyến cáo của Phân hội nhịp tim Việt Nam, Hội Tim Mạch Việt Nam về chẩn đoán và xử trí rung nhĩ”, trang 9.
3. Arboix, A.; García-Eroles, L.; Oliveres, M.; Massons, J.B.; Targa, C. Clinical Predictors of Early Embolic Recurrence in Presumed Cardioembolic Stroke. Cerebrovasc. Dis. 1998, 8, 345–353.
4. England, T.J.; Bath, P.M.; Sare, G.M.; Geeganage, C.; Moulin, T.; O’Neill, D.; et al. Asymptomatic Hemorrhagic Transformation of Infarction and Its Relationship with Functional Outcome and Stroke Subtype. Stroke, 41, 2834–2839.
5. Heidbuchel, H.; Verhamme, P.; Alings, M.; Antz, M.; Diener, H.-C.; Hacke, W.; Oldgren, J.; Sinnaeve, P.; Camm, A.J.; Kirchhof, P.; et al. Updated European Heart Rhythm Association practical guide on the use of non-vitamin K antagonist anticoagulants in patients with non-valvular atrial fibrillation: Executive summary. Eur. Hear. J. 2016, 38, 2137–2149.
6. Heidbuchel H, Verhamme P, Alings M, et al. EHRA practical guide on the use of new oral anticoagulants in patients with non-valvular atrial fibrillation: executive summary. Eur Heart J 2013; 34: 2094-106.
7. Hindricks, G.; Potpara, T.; Dagres, N.; Arbelo, E.; Bax, J.J.; et al. Corrigendum to: 2020 ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS): The Task Force for the diagnosis and management of atringàyal fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the European Heart Rhythm Association (EHRA) of the ESC. Eur. Hear. J. 2021, 42, 4194.
8. Kleindorfer, D.O.; Towfighi, A.; Chaturvedi, S.; Cockroft, K.M.; Gutierrez, J.; Lombardi-Hill, D.; Kamel, H.; Kernan, W.N.; Kittner, S.J.; Leira, E.C.; et al. 2021 Guideline for the Prevention of Stroke in Patients with Stroke and Transient Ischemic Attack: A Guideline from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke, 52.
9. Klijn, C.J.; Paciaroni, M.; Berge, E.; Korompoki, E.; Kõrv, J.; Lal, A.; Putaala, J.; Werring, D.J. Antithrombotic treatment for secondary prevention of stroke and other thromboembolic events in patients with stroke or transient ischemic attack and non-valvular atrial fibrillation: A European Stroke Organisation guideline. Eur. Stroke J, 4, 198–223.
10. Paciaroni, M.; Agnelli, G.; Falocci, N.; Caso, V.; Becattini, C.; Marcheselli, S.; Rueckert, C.; Pezzini, A.; Poli, L.; Padovani, A.; et al. Early Recurrence and Cerebral Bleeding in Patients with Acute Ischemic Stroke and Atrial Fibrillation: Effect of Anticoagulation and Its Timing: The RAF Study. Stroke 2015, 46, 2175–2182.