YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TỔN THƯƠNG THẬN CẤP LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC CẢN QUANG SAU CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA

Lê Tự Phương Thúy1,, Võ Nguyệt Hằng1, Nguyễn Đỗ Anh2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Tổn thương thận cấp liên quan đến thuốc cản quang (Contrast-associated acute kidney injury: CA-AKI) sau can thiệp mạch vành qua da (percutaneous coronary intervention - PCI) làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận kéo dài, nhu cầu điều trị thay thế thận và tử vong. Xác định yếu tố nguy cơ của CA-AKI giúp đưa ra chiến lược hiệu quả trong dự phòng CA-AKI sau PCI. Mục tiêu: Xác định các yếu tố nguy cơ của tổn thương thận cấp liên quan đến thuốc cản quang sau can thiệp mạch vành qua da. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và tiến cứu trên 370 bệnh nhân được PCI tại khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 09/2023 – 06/2024. Phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến được sử dụng để xác định yếu tố nguy cơ của CA-AKI. Kết quả: CA-AKI sau PCI xảy ra ở 27 trong tổng số 370 bệnh nhân, với tỷ lệ mắc là 7,30%. Sau phân tích đa biến, chỉ có đái tháo đường, nhồi máu cơ tim (NMCT) ST chênh lên, suy tim sung huyết và xuất huyết quanh can thiệp là yếu tố nguy cơ độc lập của CA-AKI. Lượng thuốc cản quang sử dụng khá ít so với các nghiên cứu trước đó nên chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa thể tích thuốc cản quang và CA-AKI. Kết luận: Đái tháo đường, NMCT ST chênh lên, suy tim sung huyết và xuất huyết quanh can thiệp là yếu tố nguy cơ của CA-AKI. Các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ trên cần được lên kế hoạch phòng ngừa và theo dõi phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hảo PT, Nhựt NT. Yếu tố nguy cơ của tổn thương thận cấp sau tiêm thuốc cản quang ở bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp được can thiệp mạch vành cấp cứu. VMJ. 2024;534(2). doi:10.51298/vmj.v534i2.8216
2. Tú HV, Dũng NT, Toàn NQ. Đặc điểm tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sau chụp và can thiệp mạch vành qua da tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. VMJ. 2023;523(1). doi:10. 51298/vmj.v523i1.4440
3. Duddalwar VA, Jadvar H, Palmer SL. Diagnostic Kidney Imaging. In: Brenner and Rector’s The Kidney. Vol 2. 11th ed. ; 2024:796-861.
4. Guo Y, Xu X, Xue Y, Zhao C, Zhang X, Cai H. Mehran 2 Contrast-Associated Acute Kidney Injury Risk Score: Is it Applicable to the Asian Percutaneous Coronary Intervention Population? Clin Appl Thromb Hemost. 2022;28: 10760296221116353. doi:10.1177/ 10760296221116353
5. Mehran R, Owen R, Chiarito M, et al. A contemporary simple risk score for prediction of contrast-associated acute kidney injury after percutaneous coronary intervention: derivation and validation from an observational registry. The Lancet. 2021; 398(10315):1974-1983. doi:10. 1016/S0140-6736(21)02326-6
6. Landi A, Chiarito M, Branca M, et al. Validation of a Contemporary Acute Kidney Injury Risk Score in Patients With Acute Coronary Syndrome. JACC: Cardiovascular Interventions. 2023; 16(15): 1873-1886. doi:10.1016/j.jcin. 2023.06.015
7. Macdonald DB, Hurrell C, Costa AF, et al. Canadian Association of Radiologists Guidance on Contrast Associated Acute Kidney Injury. Can Assoc Radiol J. 2022;73(3):499-514. doi:10.1177/ 08465371221083970
8. Stark B, Johnson C, Roth GA. Global prevalence of coronary artery disease: an update from the global burden of disease study. Journal of the American College of Cardiology. 2024;83 (13_Supplement):2320-2320. doi:10.1016/S0735-1097(24)04310-9