HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG BUỒN NÔN VÀ NÔN CỦA DEXAMETHASONE KẾT HỢP ONDANSETRON TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Bích Nguyệt1,, Vũ Thị Hoa2, Đỗ Đức Trung1, Ngô Thị Nhung1, Trịnh Hữu Chín, Nguyễn Quang Minh1
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2 Trường Đại học Phenikaa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn của Dexamethasone kết hợp Ondansetron trong phẫu thuật nội soi cắt tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt tử cung tại khoa Phẫu thuật – Gây mê, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 47,28 ± 6,95 tuổi. Tổng lượng fentanyl (mg) được sử dụng trong quá trình gây mê - phẫu thuật trung bình là 0,26 ± 0,05 mg. Tổng thời gian gây mê trung bình là 49.04 ± 11.95 phút. Theo thang điểm Koivutara, bệnh nhân cảm thấy nôn/buồn nôn chiếm tỷ lệ 32.5%. Có 11 trường hợp xuất hiện lạnh run chiếm tỷ lệ 9,2%. Có 4 trường hợp chóng mặt và 4 trường hợp đau đầu đều chiếm tỷ lệ 3,3%, Không có trường hợp nào xảy ra tình trạng khó thở. Kết luận: Sử dụng phối hợp Dexamethasone và Ondasetron có hiệu quả rõ rệt trong việc dự phòng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật với tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ. Tỷ lệ gặp các tác dụng không mong muốn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. E B, A.H İ, al EVe. Comparison of the effects of total laparoscopic hysterectomy and total abdominal hysterectomy on sexual function and quality of life. BioMed Research International. 2020;2020(1):8247207.
2. Fujii Y, Itakura M. Low-dose propofol to prevent nausea and vomiting after laparoscopic surgery. International Journal of Gynecology & Obstetrics. 2009/07/01/ 2009;106(1):50-52. doi:https://doi.org/10.1016/j.ijgo.2009.03.008
3. Nguyễn Đức Lam, Vũ Văn Hiệp. So sánh tác dụng trên tuần hoàn và các tác dụng không mong của ondansetron với dexamethason hoặc metoclopramid để dự phòng nôn, buồn nôn trong và sau mổ lấy thai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;499(1-2)
4. M K, E L, al RPe. Comparison of ondansetron and droperidol in the prevention of postoperative nausea and vomiting after laparoscopic surgery in women. Acta anaesthesiologica scandinavica. 1997;41(10):1273-1279.
5. Nguyễn Bá Phê. Nghiên cứu cắt tử cung đường nội soi tại khoa phụ ngoại Bệnh viện phụ sản trung ương. Tạp chí Phụ sản. 2013;11(2):89-92.
6. Nguyễn Tiến Đức, Phan Quốc Thành. Đánh giá tác dụng không mong muốn khi dự phòng nôn, buồn nôn bằng Ondansetron phối hợp Dexamethasone sau phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;543(1)
7. Bùi Ngọc Đức, Huỳnh Thị Đoan Dung, Bùi Đức Cường. So sánh hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn giữa Dexamethasone và Ondansetron sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2024;65(CĐ 9-Hội Gây mê Hồi sức)
8. Hùng Mai Thi, Trần Thị Vân Trúc. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm, và đánh giá kết quả điều trị u xơ tử cung bằng cắt tử cung toàn phần nội soi tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023;(66):8-14.
9. P.E S, L.A C. Postoperative nausea and vomiting and outcome. International anesthesiology clinics. Fall 2003;41(4):165-74. doi:10.1097/00004311-200341040-00012
10. W.G B, C.M K. Delayed surgical emphysema, pneumomediastinum and bilateral pneumothoraces after postoperative vomiting. British journal of anaesthesia. Aug 1993;71(2): 296-7. doi:10.1093/bja/71.2.296