KẾT QUẢ DÀI HẠN PHẪU THUẬT CẦU NỐI ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH CHỦ CHẬU TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Lê Đức Tín1,, Lâm Văn Nút1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các loại phẫu thuật đơn giản gồm phẫu thuật bóc nội mạc động mạch, cầu nối nách đùi…Tuy nhiên nguy cơ tắc cầu nối cao [3].  Từ đó, phẫu thuật cầu nối chủ đùi đã ra đời và nhiều tác giả nghiên cứu. Tác giả Brewster DC và cộng sự mô tả năm 1997, bước đầu cho thấy hiệu quả của loại phẫu thuật này [1]. Nhiều tác giả sau đó tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật cầu nối chủ đùi, kết quả cũng rất khả quan [2], [3]. Phương pháp can thiệp nội mạch đã chiếm một vị trí đáng kể trong điều trị tắc động mạch chủ chậu vì ít xâm lấn, thuận lợi trên những bệnh nhân có nguy cơ cao và nhiều bệnh phối hợp [5]. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy kết quả lâu dài khi theo dõi giữa hai nhóm phẫu thuật và can thiệp nội mạch điều trị tắc ĐMCBC là không khác nhau về tỉ lệ lưu thông mạch máu [5]. Đó cũng chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật cầu nối chủ đùi trong điều trị bệnh lý chủ chậu. Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả: Nghiên cứu có tuổi trung bình 56,3 ± 19,3, nam giới chiếm đa số. Yếu tố đái tháo đường và hút thuốc lá chiếm tỉ lệ lần lượt 90,2% và 68,8%. Tắc động mạch chủ bụng dưới thận là chủ yếu, chiếm 86,8% mẫu nghiên cứu. Tắc động mạch chủ bụng kèm tắc hai bên động mạch chậu chiếm 96,1% mẫu nghiên cứu. Đường mở giữa bụng chiếm hầu hết, 96,1% mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu ghi nhận loại prothese chữ Y và ống thẳng, lần lượt chiếm 96,1% và 3,9%. Hầu hết chúng tôi có kèm phục hồi lưu thông động mạch chậu trong, chiếm 67,3%. Thời gian kẹp động mạch chủ chậu khoảng 53,7 phút và thời gian phẫu thuật trung bình khoảng 217 phút. Tỉ lệ thành công về kỹ thuật đạt 96,6%, tỉ lệ tử vong trong 30 ngày chiếm 4,1%. Ở giai đoạn theo dõi, tỉ lệ sống còn tại thời điểm 10 năm chiếm 87,8% mẫu nghiên cứu. Kết luận: Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chủ bụng chậu ngang và dưới thận có tỉ lệ thành công về kỹ thuật cao, ít biến chứng. Ở giai đoạn theo dõi dài hạn, tỉ lệ lưu thông mạch máu và tỉ lệ sống còn chiếm tỉ lệ cao. Do đó, phương pháp phẫu thuật cầu nối đã đem lại hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân về lâu dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brewster DC. Current controversies in the management of aortoiliac occlusive disease. J Vasc Surg 1997;25(2):365-379.doi:10.1016/s0741-5214(97)70359-8.
2. Sharma G, Scully RE, Shah SK, et al. Thirty-year trends in aortofemoral bypass for aortoiliac occlusive disease. J Vasc Surg 2018;68(6):1796 1804.doi:10.1016/j.jvs.2018.01.067.
3. Lau H, Cheng SW. Long-term outcome of aortofemoral bypass for aortoiliac occlusive disease. Ann Acad Med Singapore. 2000; 29(4):434-438.
4. Society for Vascular Surgery Lower Extremity Guidelines Writing G, Conte MS, Pomposelli FB, et al. Society for Vascular Surgery practice guidelines for atherosclerotic occlusive disease of the lower extremities: management of asymptomatic disease and claudication. J Vasc Surg 2015;61(3 suppl l): 2S-41S. doi:10.1016/j.jvs.2014.12.009.
5. Rocha-Neves J, Ferreira A, Sousa J, et al. Endovascular Approach Versus Aortobifemoral Bypass Grafting: Outcomes in Extensive Aortoiliac Occlusive Disease. Vasc Endovasc Surg 2020;54(2):102-110. doi:10.1177/1538574419888815.
6. Lee GC, Yang SS, Park KM, Park Y, Kim YW, Park KB, Park HS, Do YS, Kim DI. Ten year outcomes after bypass surgery in aortoiliac occlusive disease. J Korean Surg Soc. 2012 Jun;82(6):365-9. doi: 10.4174/jkss.2012.82.6.365.
7. Bredahl K, Jensen LP, Schroeder TV, Sillesen H, Nielsen H, Eiberg JP. Mortality and complications after aortic bifurcated bypass procedures for chronic aortoiliac occlusive disease. J Vasc Surg. 2015 Jul;62(1):75-82. doi: 10.1016/j.jvs.2015.02.025.
8. Wang C, Chen J, Shao J, Wang J, Qiu C, Lai Z, Li K, Xu L, Yu X, Zhu Z, Wang J, Liu X, Yuan J, Liu B. Ten-year experiences and outcomes of bypass surgery and endovascular therapy in the management of infrarenal aortic occlusion: a single-center retrospective cohort study. Quant Imaging Med Surg. 2023 Dec 1;13(12):7854-7865. doi: 10.21037/qims-23-236.
9. Passman MA, Taylor LM, Moneta GL, Edwards JM, Yeager RA, McConnell DB, Porter JM. Comparison of axillofemoral and aortofemoral bypass for aortoiliac occlusive disease. J Vasc Surg. 1996 Feb;23(2):263-9; discussion 269-71. doi: 10.1016/s0741-5214(96)70270-7.