NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VIÊM ÂM ĐẠO NHIỀU LẦN Ở PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm âm đạo nhiều lần hoặc viêm âm đạo tái phát là hai khái niệm liên quan đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo lặp lại, nhưng chúng có những đặc điểm, số lần và ý nghĩa khác nhau trong chẩn đoán và điều trị. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ viêm âm đạo nhiều lần và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của viêm âm đạo nhiều lần ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu chọn mẫu toàn bộ từ ngày 1/5/2023 đến ngày 31/5/2024, tổng mẫu ghi nhận n=5.063 đối tượng cho nghiên cứu mô tả cắt ngang (mục tiêu 1). Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn với tỷ lệ nhóm bệnh:nhóm chứng là 1:1, ghi nhận cỡ mẫu mỗi nhóm n1=n2=140 cho nghiên cứu bệnh chứng (mục tiêu 2). Kết quả: Tỷ lệ viêm âm đạo nhiều lần chiếm 20,5%. Phân bố viêm âm đạo nhiều lần theo số lần mắc ghi nhận có 72,3% mắc 2 lần, 17,3% mắc 3 lần và 10,4% mắc từ 4 lần trở lên. Kết quả ghi nhận 5 yếu tố nguy cơ viêm âm đạo nhiều lần, cụ thể, thừa cân béo phì; thói quen ăn thực phẩm giàu đường, đồ ngọt; mặc quần lót bó sát; phơi đồ lót bóng râm/trong nhà; quan hệ tình dục ngày kinh nguyệt với tỷ số odds và khoảng tin cậy 95% lần lượt là 2,408 (1,386 - 4,183); 1,987 (1,109 - 3,559); 3,914 (1,906 - 8,04); 3,717 (1,398 - 9,883); 5,071 (1,29 - 19,932) với p<0,05. Kết luận: Triển khai các chiến dịch truyền thông về phòng ngừa viêm âm đạo nhiều lần, nhấn mạnh vào các yếu tố nguy cơ như cân nặng, thói quen ăn uống và vệ sinh cá nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm âm đạo nhiều lần, yếu tố nguy cơ viêm âm đạo nhiều lần
Tài liệu tham khảo

2. Trần Thị Lợi (2005), Viêm âm đạo, Hội thảo về viêm âm đạo TP HCM, tr. 1-18

3. Phan Anh Tuấn (2010), “Tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm âm đạo do vi nấm tái phát”, Tạp chí Y học Hồ Chí Minh, tập 14, số 1, tr. 194-199

4. Bradshaw CS, Morton AN, Garland SM, Morris MB, Moss LM, et al. (2005), "Higher-risk behavioral practices associated with bacterial vaginosis compared with vaginal candidiasis", Obstet Gynecol 106(1): 105-114.

5. Denning D. W., Kneale M., Sobel J. D., Rautemaa-Richardson R. (2018), "Global burden of recurrent vulvovaginal candidiasis: a systematic review", Lancet Infect. Dis. 18, e339–e347. doi: 10.1016/S1473-3099(18)30103-8


6. Hellberg D, Zdolsek B, Nilsson S, Mardh PA (1995), "Sexual behavior of women with repeated episodes of Vulvovaginal candidiasis", Eur J Epidemiol 11(5): 575-579.

7. Niccolai LM, Kopicko JJ, Kassie A, Petros H, Clark RA, Kissinger P (2000), "Incidence and predictors of reinfection with Trichomonas vaginalisin HIV-infected women", Sexually Trans Dis. (2000) 27:284 8. 10.1097/00007435-200005000-00009

8. Powell AM, Nyirjesy P (2014), "Recurrent vulvovaginitis", Best Pract Res Clin Obstetr 10.1016/j.bpobgyn.2014.07.006

9. Rylander E, Berglund A-L, Krassny C, Petrini B (2004), "Vulvovaginal candida in a young sexually active population: prevalence and association with oro-genital sex and frequent pain at intercourse", Sex Transm Infect 80: 54-57.
