NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ BIẾN CHỨNG SAU TÁN SỎI NỘI SOI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN THEO PHÂN LOẠI CỦA CLAVIEN - DINDO

Lê Minh An1,, Lê Minh Sơn2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 2Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ biến chứng sau tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận theo phân loại của Clavien – Dindo tại bênh viện Xanh pôn giai đoạn 2023-2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang 830 bệnh nhân sỏi thận được điều trị bằng tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ tại bệnh viên Xanh Pôn. Đánh giá tỷ lệ biến chứng sớm sau phẫu thuật và các yếu tố liên quan. Kết quả: Tuổi trung bình: 50,6 ± 6,9 tuổi; Tỷ lệ Nam/Nữ: Nam chiếm 65,3%, Nữ chiếm 34,7%; Chỉ số BMI trung bình: 29,2 ± 8,5; Kích thước sỏi trung bình trên cắt lớp vi tính là 24,5 ± 9,8 mm; Số lượng sỏi: 27,8 có 1 viên, 11,3% có 2 viên và 60,8% có từ 3 viên trở lên; Vị trí sỏi: Bể thận 50,7%, đài dưới 9,6%, đài trên 13,5%, phức hợp 21,7, sỏi san hô 4,5%; Mức độ giãn của đài bể thận: Không giãn 86,3%, giãn độ I chiếm 5,8%, giãn độ II chiếm 6,0%, giãn độ III chiếm 1,9%. Tỷ lệ bệnh nhân không có biến chứng theo phân độ của Clavien – Dindo là 792/830 bệnh nhân (chiếm 95,4%), độ I chiếm 2,7%, độ II chiếm 1,7%, có 2 bệnh nhân biến chứng độ III chiếm 0,2%;  Nghiên cứu chưa tìm thấy mối tương quan giữa tỷ lệ biến chứng theo phân độ Clavien – Dindo với chỉ số BMI, số lượng sỏi, kích thước sỏi và vị trí sỏi thận. Kết luận: Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da là một phương pháp điều trị ít xâm hại, với tỷ lệ biến chứng sớm sau phẫu thuật thấp và các biến chứng thường ở mức độ nhẹ. Các yếu tố BMI, Số lượng, kích thước và vị trí sỏi không liên quan đến tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Nguyễn Khải Ca (2000), “Đánh giá kết quả tán sỏi thận và niệu quản bằng sóng X quang trên máy Modedith SLX từ năm 1996 đến 2000”. Báo cáo hội nghị khoa học 2000.
2. Lê Mạnh Hùng, Barbe Y.P (2018), “Nội soi thận qua da điều trị sỏi san hô: 10 năm kinh nghiệm của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 3, 249-254.
3. Kiều Đức Vinh, Trần Các, Trần Đức (2015), “Kết quả phẫu thuật lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện 108”, Y học TP. Hồ Chí Minh, số 4, 111-116.
4. Nguyễn Minh Thiền, Lê Tuấn Khuê, Phạm Thế Anh (2015), “Tán sỏi thận qua da bằng kim nhỏ (Microperc) thực hiện tại Medic”, Y học TP. Hồ Chí Minh, số 4,105-110.
5. Daniel Dindo, Nicolas Demartines, Pierre-Alain Clavien (2004). “Classification of Surgical Complications A New Proposal With Evaluation in a Cohort of 6336 Patients and Results of a Survey”. Ann Surg, 240(2), 205–213,
6. Wei-Hong Lai, Yeong-Chin Jou, Ming-Chin Cheng, et al (2017). “Tubeless percutaneous nephrolithotomy: Experience of 1000 cases at a single institute”. Urological Science, 28, 23-26.
7. Shah HN, Sodha HS, Khandkar AA, et al (2015). “A randomized trial evaluating type of nephrostomy drainage after percutaneous nephrolithotomy: Small bore v tubeless”. J Endourol, 22, 1433–9.
8. Shun‑Kai Chang, Ian‑Seng Cheong, Ming‑Chin Cheng, Yeong‑Chin Jou, Chia‑Chun Chen, Min‑Min Hu (2015). “Pressure compression of the cccess tract for tubeless percutaneous nephrolithotomy”. Urol Sci, 30, 19-23.