TẦN SUẤT BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN BẰNG CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN – CÁNH TAY TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP

Trương Phi Hùng1,2,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) là một biểu hiện của xơ vữa động mạch thường đi kèm với bệnh mạch vành và làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch. Chỉ số ABI là công cụ đơn giản, không xâm lấn, giúp phát hiện sớm BĐMCD. Tuy nhiên còn ít nghiên cứu đánh giá đặc điểm, tần suất bệnh động mạch chi dưới trên nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tần suất bệnh động mạch chi dưới được chẩn đoán bằng chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Đối tượng: Bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp lần đầu được điều trị tại khoa Nội Tim mạch và Tim mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2024 đến tháng 07/2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Có 78 đối tượng được nghiên cứu, trong đó có 43 bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp là nhóm bệnh và 35 người làm nhóm chứng. Nhóm bệnh lý có độ tuổi trung bình là 65 ± 8,4 tuổi, trong đó tỉ lệ nam giới là 65,1%. Bệnh đồng mắc thường gặp trong nhóm bệnh lý là rối loạn lipid máu (93,0%), tăng huyết áp (81,4%), đái tháo đường típ 2 (34,9%). Nhóm bệnh lý có tỉ lệ bệnh động mạch ngoại biên chi dưới theo tiêu chuẩn ABI ≤ 0,9 là 32,6% cao hơn ý nghĩa so với nhóm chứng (2,9%). Phần lớn bệnh nhân có bệnh động mạch ngoại biên chi dưới có phân độ I theo Fontaine và chỉ có 35,7% bệnh nhân có triệu chứng đau cách hồi (IIA và IIB). Kết luận: Bệnh động mạch chi dưới gặp trong 32,6% bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Đa số bệnh nhân nằm trong nhóm phân độ Fontaine I và chỉ có 35,7% bệnh nhân có triệu chứng đau cách hồi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hussein AA, Uno K, Wolski K, et al. Peripheral arterial disease and progression of coronary atherosclerosis. Journal of the American College of Cardiology. Mar 8 2011;57(10):1220-5. doi:10.1016/j.jacc.2010.10.034
2. Kang YP, Chen LY, Kang TD, Liu WX. Clinical Characteristics and Adverse Events in Acute Coronary Syndrome Patients with a History of Peripheral Arterial Disease. Arquivos brasileiros de cardiologia. 2019;113(3): 367-372. doi:10.5935/ abc.20190150
3. Aboyans V, Ricco JB, Bartelink MEL, et al. 2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery (ESVS): Document covering atherosclerotic disease of extracranial carotid and vertebral, mesenteric, renal, upper and lower extremity arteriesEndorsed by: the European Stroke Organization (ESO)The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases of the European Society of Cardiology (ESC) and of the European Society for Vascular Surgery (ESVS). European heart journal. Mar 1 2018; 39(9): 763-816. doi:10.1093/eurheartj/ ehx095
4. Myslinski W, Stanek A, Feldo M, Mosiewicz J. Ankle-Brachial Index as the Best Predictor of First Acute Coronary Syndrome in Patients with Treated Systemic Hypertension. BioMed research international. 2020;2020: 6471098. doi:10.1155/ 2020/6471098
5. Sun J, Deng Q, Wang J, et al. Novel Insight Into Long-Term Risk of Major Adverse Cardiovascular and Cerebrovascular Events Following Lower Extremity Arteriosclerosis Obliterans. Frontiers in cardiovascular medicine. 2022;9:853583. doi:10.3389/fcvm.2022.853583
6. Trinh NnV. Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Luận văn Thạc sĩ Y học; 2016.
7. Đình Linh N, Thị Kim Ngân H, Đức Hùng T. Nghiên cứu mối liên quan giữa chỉ số abi, tốc độ lan truyền sóng mạch với mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm syntax ii ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Tạp chí Y học Việt Nam. 01/13 2022;509(2) doi:10.51298/ vmj.v509i2.1838
8. Elduayen Gragera J, Muñoz Santos L, Nogales Asensio JM, Giménez Sáez F, López Mínguez JR, Merchán Herrera A. [Ankle-brachial index in patients with chest pain and suspected acute coronary syndrome]. Medicina clinica. Feb 20 2010;134(5):202-5. Determinación del índice tobillo-brazo en pacientes con dolor torácico agudo de posible origen coronario. doi:10.1016/j.medcli.2009.07.045
9. Petracco AM, Bodanese LC, Porciúncula GF, et al. Assessment of the Relationship of Ankle-Brachial Index With Coronary Artery Disease Severity %J International Journal of Cardiovascular Sciences. 2018;31(1):47-55. doi: 10.5935/2359-4802.20170094