ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ ĐƠN TẦNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y175

Nguyễn Trung Kiên1,, Nguyễn Ngọc Khang2, Trần Huy Hùng3, Bùi Thị Thanh Vân3
1 Bệnh viện QY175
2 Bệnh viện Gia An 115
3 Bệnh viện TWQĐ 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý khá phổ biến, tỷ lệ 18,6 người mắc bệnh/100.000 dân. Triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khá đa dạng và cũng gây ra những ảnh hưởng đến chức năng cột sống và khả năng lao động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 46 bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm 01 tầng tại Bệnh viện QY175 từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 11 năm 2016. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, mô tả lâm sàng cắt ngang, theo dõi dọc. Kết quả và bàn luận: Độ tuổi trung bình 50,70 ± 10,97; nhóm tuổi 41 – 50 là chính (36,96%); không có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm ngành nghề; Có 56.5% là nam, 43.6% là nữ giới mắc bệnh; khởi phát bệnh từ từ chiếm 89,13% và thời gian mắc bệnh chủ yếu từ 12-36 tháng. Triệu chứng nổi bật là tình trạng đau cổ, dị cảm dọc theo rễ thần kinh 45,65%, tê bì ngọn chi 67,39%; giảm sự khéo léo bàn tay 73,91%, đi lại khó khăn 47,83%. NDI trung bình (63,04% + 23,91%); JOA trung bình: 10,55 ± 2,19 điểm. Kết luận: Bệnh lý TVĐĐ cột sống cổ đơn tầng gặp chủ yếu ở lứa tuổi trung niên, gặp ở nhiều ngành nghề và có triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Chỉ số NDI, JOA ở mức độ trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Radhakrishnan K., Litchy W. J., O'Fallon W. M., et al. (1994). Epidemiology of cervical radiculopathy. A population-based study from Rochester, Minnesota, 1976 through 1990. Brain, 117 (Pt 2): 325-35.
2. Christine H., Joshua H., Christopher K. (2016). Epidemiology and pathophysiology of cervical disc herniation. Seminars in Spine Surgery, 28(2): 64-7.
3. Porchet F., Metcalf N. H. (2004). Clinical outcomes with the Prestige II cervical disc: preliminary results from a prospective randomized clinical trial. Neurosurg Focus, 17(3): E6.
4. Yonenobu K. (2000). Cervical radiculopathy and myelopathy: when and what can surgery contribute to treatment? Eur Spine J, 9(1): 1-7.
5. Sampath P., Bendebba M., Davis J. D., et al. (1999). Outcome in patients with cervical radiculopathy. Prospective, multicenter study with independent clinical review. Spine (Phila Pa 1976), 24(6): 591-7.
6. Hoàng Gia Du, Nguyễn Văn Trung (2024), Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng được phẫu thuật cố định cột sống và ghép xương liên thân đốt lối trước tại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí YHVN, Số 2, 38-42.
7. Bernardo K. L., Grubb R. L., Coxe W. S., et al. (1988). Anterior cervical disc herniation. Case report. J Neurosurg, 69(1): 134-6.
8. Maldonado C. V., Paz R. D., Martin C. B. (2011). Adjacent-level degeneration after cervical disc arthroplasty versus fusion. Eur Spine J, 20 Suppl 3(Suppl 3): 403-7.