KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO VI KHUẨN BẰNG DUNG DỊCH TRA MẮT LEVOFLOXACIN 1.5% TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Nga Dương1,, Lê Xuân Cung1, Nguyễn Thị Thu Thủy1, Võ Thị Thu Hồng1
1 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm loét giác mạc do vi khuẩn bằng dung dịch tra mắt Levofloxacin 1.5% tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Can thiệp lâm sàng tiến cứu, không đối chứng được thực hiện trên bệnh nhân được chẩn đoán loét giác mạc do vi khuẩn bằng xét nghiệm nhuộm Gram và nuôi cấy. Bệnh nhân được tra dung dịch Levofloxacin 1.5% (Cravit®1.5%) hàng giờ cho đến khi ổ loét sạch và bắt đầu biểu mô hóa, liều tra được giảm xuống 10 lần/ngày hoặc ít hơn tùy theo đáp ứng lâm sàng. Khi ổ loét biểu mô hóa hoàn toàn, bệnh nhân được tiếp tục tra mắt dung dịch Levofloxacin 1.5% 4 lần/ngày trong 1-2 tuần rồi dừng. Các triệu chứng được đánh giá qua các lần khám vào ngày thứ 1, 3, 7, 15 và theo dõi sau đó. Kết quả điều trị được đánh giá qua mức độ cải thiện triệu chứng cơ năng, thời gian biểu mô hóa trung bình, biến đổi của ổ loét, tác dụng phụ khi dùng thuốc, các biến chứng và phẫu thuật phối hợp cần làm. Kết quả: Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2022, có 38 mắt của 36 bệnh nhân (17 nam, 19 nữ) loét giác mạc do vi khuẩn được lựa chọn vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 29,6 tuổi (11-71 tuổi). Thời gian khởi phát bệnh trung bình là 6 ngày. Đa số bệnh nhân có triệu chứng cơ năng gồm nhìn mờ (52,6% dưới mức 20/400), đau (94,7%), cộm (92,1%), chảy nước mắt (89,5%), chói (73,7%). 100% số mắt dương tính với trực khuẩn Gram âm bằng xét nghiệm nhuộm Gram với bệnh phẩm chất nạo ổ loét, trong đó có 5 mắt có xét nghiệm nuôi cấy dương tính với Pseudomonas aeruginosa. 55% ổ loét ở mức độ nhẹ và 45% mức độ trung bình. Thời gian điều trị trung bình là 14 ngày (3-45 ngày) với 100% số mắt khỏi với điều trị nội khoa, không cần phẫu thuật phối hợp, với mức thị lực trên 20/400 là 64,3%. Sau 3 ngày có 32 mắt (84,2%) cải thiện triệu chứng đau và chói, và sau 7 ngày tỷ lệ này là 100%. Thời gian biểu mô hóa trung bình là 7,3 ngày. Không ghi nhận trường hợp nào có tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Kết luận: Viêm loét giác mạc do vi khuẩn đáp ứng tốt với dung dịch tra mắt Levofloxacin 1.5% và không ghi nhận tác dụng phụ nào khi dùng thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Marie-Sophie Hanet JJ. Fluoroquinolones or fortified antibiotics for treating bacterial keratitis: systematic review and meta-analysis of comparative studies. Can J Ophthalmol. 2012;47(6):493–9.
2. PinnitaTanthuvanit NK, Usanee Reinprayoon. The efficacy and safety of 0.5% Levofloxacin versus fortified Cefazolin and Amikacin ophthalmic solution for the treatment of suspected and culture-proven cases of infectious bacterial keratitis: a comparative study. Asian Biomed. 2011;5:77–83.
3. Chie Sotozono HH, Yoshitsugu Inoue YO. Phase III Clinical Trial of 1.5% Levofloxacin Ophthalmic Solution (DE-108) in Bacterial Conjunctivitis and Bacterial Keratitis. J Eye.
4. Dimitri T. Azar, Joelle Hallak, Scott D. et al. Microbial Keratitis. Principles and Practice of Infectious Diseases. Elsevier;
5. Rita A Gangwani RLMW. New Treatments for Bacterial Keratitis. J Ophthalmol. 2012
6. Constantinou M, Daniell M, Snibson GR et al. Clinical efficacy of moxifloxacin in the treatment of bacterial keratitis: a randomized clinical trial. Ophthalmology. 2007;114(9):1622–9.
7. Kazuki Tajima TM, Naohito Koike. Two Different Concentrations of Topical Levofloxacin for the Treatment of Multidrug-Resistant Pseudomonas aeruginosa Keratitis. J Ocul Pharmacol Ther. 2015;31(10):636–41.
8. Takashi Nagano KK. Effect of 0.5% or 1.5% Levofloxacin Ophthalmic Solution on Bactericidal Activity and Emergence of Levofloxacin Resistance in Staphylococcus aureus and Pseudomonas aeruginosa in an In Vitro Simulation Model. J Eye. 2013;30(12):1754–60.