ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH X QUANG VÀ CẮT LỚP VI TÍNH TRÊN BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG HÀM TRÊN LE FORT II ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Hoàng Minh Tú1,, Lâm Huỳnh Phước Minh1,2, Nguyễn Phương Thảo1, Nguyễn Đoàn Thảo Nguyên2, Bùi Ngọc Hoa1, Nguyễn Huỳnh Khánh Băng1, Trần Minh Triết3
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Nam Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng gãy xương hàm trên Le Fort II khá đa dạng, có vai trò quan trọng trong định hướng điều trị phẫu thuật. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang (XQ) và cắt lớp vi tính (CT) trên bệnh nhân gãy xương hàm trên Le Fort II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân gãy xương hàm trên Le Fort II được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 6/2023 đến 12/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 32,4±13,21 tuổi, nhiều nhất là nhóm từ 19-39 tuổi (65,7%), nam giới (82,9%). 100% bệnh nhân có mất liên tục xương hoặc khuyết bậc thang, ấn có điểm đau chói và di động bất thường xương hàm trên. Các triệu chứng lâm sàng gồm: biến dạng mặt (82,9%), há miệng hạn chế (82,9%), khớp cắn sai (94,3%). XQ và CT (có dựng hình 3D) ghi nhận đường gãy chủ yếu đi qua khớp hàm - gò má với tỷ lệ tương ứng bên phải là 94,2% và 94,3%, bên trái: 91,2% và 94,3%. Kết luận: Gãy xương hàm trên Le Fort II chủ yếu xảy ra ở nam giới, trong độ tuổi từ 19-39 tuổi. Các triệu chứng lâm sàng, XQ, CT và khá đa dạng trong đó chủ yếu ghi nhận đường gãy qua khớp hàm -  gò má trên 91,2%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Trung Trực, Phan Hà My, “Tình hình gãy xương hàm trên Le Fort điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2021-2022”, Tạp chí Ngoại khoa và phẫu thuật nội soi Việt Nam. 2024. 14(1): 35-41.
2. Dargani Michel Fabien et al, “Epidemiology and management of Lefort fractures at the Sylvanus olympio University Hospital of Lomé (Togo)”, Advances in Oral and Maxillofacial Surgery. 2022.8. https://doi.org/10.1016/j.adoms. 2022.100376.
3. Assiri Z.A. et al, “Retrospective radiological evaluation to study the prevalence and pattern of maxillofacial fracture among Military personal at Prince Sultan Military Medical City [PSMMC], Riyadh: An institutional study”,Saudi Dental Journal. 2020. 32(5):242-249. https://doi.org/ 10.1016/j.sdentj.2019.09.005
4. Nguyễn Hồng Lợi, Hoàng Lê Trọng Châu, “Kết quả điều trị gãy Le Fort II xương hàm trên bằng nẹp vít: hồi cứu 102 bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế. 2022. 76:117-123.
5. T. B. Fernandes et al, “A rereospective epidemiological review of maxillofacila trauma in a tertiary care centre in Goa, India”, Chinese Journal of Traumatology.2024. 27(5):263-271.
6. Hossein Daneste, Pourya Bayat, “The prevalence of maxillary fractures in trauma patients referred to Shahid Rajaei hospital in Shiraz from 2011 to 2021”, Journal of Craniomaxillofacial Research 2022. 9(2): 81-85.http://dx.doi.org/10.18502/jcr.v9i2.11738
7. Nguyễn Văn Đông, Phạm Hoàng Tuấn, “Đặc điểm lâm sàng, X quang gãy xương hàm trên tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội”, Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 520(1A):14-17.
8. Trần Tấn Tài, Đặng Văn Trí, Hoàng Lê Trọng Châu, “Khảo sát đặc điểm lâm sàng, x quang và kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương hàm trên”, Tạp chí Y Dược học-Trường Đại học Y dược Huế 2021.11(04): 87-94. https://www.doi.org/10. 34071/jmp.2021.4.13