HÌNH THÁI ĐƯỜNG KHỚP CHÂN BƯỚM HÀM TRÊN BỆNH NHÂN MẤT RĂNG TOÀN HÀM

Đậu Cao Lượng1,, Trần Cao Nhiệm1, Lê Đức Lánh2, Phạm Thị Hương Loan1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình thái đường khớp chân bướm hàm trên bệnh nhân người Việt mất răng toàn hàm bằng hình ảnh CBCT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 60 hình ảnh CBCT của bệnh nhân mất răng toàn hàm trên, được thu thập từ khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh. Các chỉ số được phân tích gồm chiều cao đường khớp chân bướm hàm, khoảng cách từ điểm thấp nhất của lồi củ đến đáy khe chân bướm khẩu cái và chiều rộng đường khớp chân bướm hàm ở ba mức thấp, trung bình, cao. Kết quả: Chiều cao trung bình của đường khớp chân bướm hàm là 13,56 ± 2,44 mm ở nam và 12,97 ± 2,65 mm ở nữ, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai bên. Khoảng cách từ lồi củ đến đáy khe chân bướm khẩu cái là 18,44 ± 2,73 mm ở nam và 19,27 ± 2,78 mm ở nữ. Chiều rộng đường khớp chân bướm hàm giảm theo độ cao, lớn nhất ở mức thấp (8,18 ± 1,52 mm ở nam, 7,18 ± 1,46 mm ở nữ) và nhỏ nhất ở mức cao (5,68 ± 1,38 mm ở nam, 5,29 ± 1,34 mm ở nữ). Kết luận: Đường khớp chân bướm hàm có thể tích đủ lớn để đặt implant chân bướm. Đường khớp chân bướm hàm ở mức thấp có chiều rộng lớn hơn ở mức trung bình và cao. Cần khảo sát CBCT trên từng người bệnh để có chiến lược phẫu thuật phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Apinhasmit W, Chompoopong S, Methathrathip D, Sangvichien S, Karuwanarint S. Clinical anatomy of the posterior maxilla pertaining to Le Fort I osteotomy in Thais. Clin Anat. Jul 2005;18(5):323-9. doi:10.1002/ca.20131
2. Apinhasmit W, Methathrathip D, Ploytubtim S, Chompoopong S, Ariyawatkul T, Lertsirithong A. Anatomical study of the maxillary artery at the pterygomaxillary fissure in a Thai population: its relationship to maxillary osteotomy. J Med Assoc Thai. Oct 2004; 87(10):1212-7.
3. Araujo RZ, Santiago Júnior JF, Cardoso CL, Benites Condezo AF, Moreira Júnior R, Curi MM. Clinical outcomes of pterygoid implants: Systematic review and meta-analysis. J Craniomaxillofac Surg. Apr 2019;47(4):651-660. doi:10.1016/j.jcms.2019.01.030
4. Cheung LK, Fung SC, Li T, Samman N. Posterior maxillary anatomy: implications for Le Fort I osteotomy. Int J Oral Maxillofac Surg. Oct 1998; 27(5):346-51. doi:10.1016/s0901-5027(98)80062-3
5. Kim D-Y, Cho Y-C, Sung I-Y, et al. Anatomic Study of Pterygomaxillary Junctions in Koreans. Maxillofacial plastic and reconstructive surgery. 2013;35:368-375.
6. Salinas-Goodier C, Rojo R, Murillo-González J, Prados-Frutos JC. Three-dimensional descriptive study of the pterygomaxillary region related to pterygoid implants: A retrospective study. Sci Rep. Nov 7 2019;9(1):16179. doi:10.1038/s41598-019-52672-x
7. Tunis TS, Dratler S, Kats L, Allon DM. Characterization of Pterygomaxillary Suture Morphology: A CBCT Study. Applied Sciences. 2023; 13(6):3825.
8. Uchida Y, Yamashita Y, Danjo A, Shibata K, Kuraoka A. Computed tomography and anatomical measurements of critical sites for endosseous implants in the pterygomaxillary region: a cadaveric study. Int J Oral Maxillofac Surg. Jun 2017;46(6):798-804. doi:10.1016/ j.ijom.2017.02.003