MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TỶ LỆ CHÊNH LỆCH NỒNG ĐỘ CO2 TĨNH MẠCH TRUNG TÂM VÀ ĐỘNG MẠCH/ CHÊNH LỆCH NỒNG ĐỘ O2 ĐỘNG MẠCH VÀ TĨNH MẠCH TRUNG TÂM VỚI CÁC CHỈ SỐ THEO DÕI THƯỜNG QUI ĐỐI VỚI BỆNH NHI SỐC NHIỄM KHUẨN

Đậu Việt Hùng1,, Nguyễn Hoàng Sơn2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tỷ lệ chênh lệch CO₂ tĩnh mạch trung tâm và động mạch (Cv-aCO₂) trên chênh lệch O₂ động mạch và tĩnh mạch trung tâm (Da-vO₂) là chỉ số đánh giá sự cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ oxy, giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy mô. Song hành cùng tỷ lệ Cv-aCO2/Da-vO2, các chỉ số nhịp tim, huyết áp động mạch trung bình, ScvO2, lactat... đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và điều trị sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em. Mục tiêu của nghiên cứu xác định mối tương quan giữa tỷ lệ chênh lệch CO₂ tĩnh mạch trung tâm và động mạch (Cv-aCO₂) trên chênh lệch O₂ động mạch và tĩnh mạch trung tâm (Da-vO₂) với các chỉ số theo dõi thường qui trong điều trị bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, các bệnh nhi, tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi, được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn sẽ lấy vào nghiên cứu. Các chỉ số Cv-aCO2 và Da-vO2, HA trung bình, nhịp tim, lactat, ScvO2, ΔpCO2 (mmHg), pH được ghi nhận tại các thời điểm T0 (bắt đầu điều trị sốc), T6 (sau 6 giờ điều trị sốc), T12 (sau 12 giờ điều trị sốc), T24 (sau 24 giờ điều trị sốc). Cv-aCO2, Da-vO2, ΔpCO2 và lactate được thu thập và tính toán dựa trên khí máu tĩnh mạch trung tâm và máu động mạch, chỉ số ScvO2 được thu thập dựa trên khí máu tĩnh mạch trung tâm. Khí máu được làm bởi máy khí máu GEM 3500. Kết quả nghiên cứu: Trong nghiên cứu của chúng tôi tại các thời điểm T0, T12, T24 không có sự khác biệt về nhịp tim, huyết áp trung bình, lactat và ScvO2 giữa 2 nhóm Cv-aCO2/Da-vO2 ≤1,0 và Cv-aCO2/Da-vO2>1,0 (p >0,05). ΔpCO2 có sự khác biệt giữa 2 nhóm Cv-aCO2/Da-vO2 ≤1,0 và Cv-aCO2/Da-vO2>1,0 (p <0,05). Mối tương quan giữa tỷ lệ Cv-aCO2/Da-vO2 đồng biến với nhịp tim, lactat tại T0 (r = 0,02, p = 0,85 và r = 0,03, p = 0,82), T6 (r = 0.01, p= 0,93 và r = 0,04, p = 0,75), T24 (r= 0,18, p= 0,11 và r = 0,02, p = 0,86), và tương quan nghịch biến đối với huyết áp trung bình, ScvO2 tại T0 (r = 0,05, p= 0,67 và r = 0,02, p = 0,84), T6 (r = 0,34, p = 0,76 và r = 0,22, p = 0,05). T24 (r = 0,03, p = 0,82 và r = 0,05, p = 0,69). Kết luận: Tỷ lệ Cv-aCO₂/Da-vO₂ có xu thế tương quan đồng biến với nhịp tim và lactat, tương quan nghịch biến với ScvO2 và huyết áp trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ospina-Tascón GA, Umaña M, Bermúdez W, et al. Combination of arterial lactate levels and venous-arterial CO2 to arterial-venous O2 content difference ratio as markers of resuscitation in patients with septic shock. Intensive Care Med. 2015;41(5): 796-805. doi:10.1007/s00134-015-3720-6
2. Ospina-Tascón GA, Madriñán HJ. Combination of O2 and CO2-derived variables to detect tissue hypoxia in the critically ill patient. J Thorac Dis. 2019;11(Suppl 11):S1544-S1550. doi:10.21037/ jtd.2019.03.52.
3. Weiss SL, Peters MJ, Alhazzani W, et al. Surviving sepsis campaign international guidelines for the management of septic shock and sepsis-associated organ dysfunction in children. Intensive Care Med. 2020 Feb;46(Suppl 1):10-67. doi: 10.1007/s00134-019-05878-6.
4. Janotka M, Ostadal P. Biochemical markers for clinical monitoring of tissue perfusion. Mol Cell Biochem. 2021;476(3): 1313-1326. doi:10.1007/ s11010-020-04019-8
5. Zang H, Shen X, Wang S, He Z, Cheng H. Evaluation and prognostic value of Cv-aCO2/Da-vO2 in patients with septic shock receiving fluid resuscitation Cv-aCO2/Ca-vO2. Exp Ther Med. 2019; 18(5): 3631-3635. doi:10.3892/etm. 2019.7956
6. He H, Liu D, Long Y, et al. High central venous-to-arterial CO2 difference/arterial-central venous O2 difference ratio is associated with poor lactate clearance in septic patients after resuscitation. J Crit Care. 2016;31(1): 76-81. doi:10.1016/ j.jcrc. 2015.10.017.
7. Wittayachamnankul B, Chentanakij B, Sruamsiri K, et al. The role of central venous oxygen saturation, blood lactate, and central venous-to-arterial carbon dioxide partial pressure difference as a goal and prognosis of sepsis treatment. J Crit Care. 2016; 36:223-229. doi: 10.1016/j.jcrc.2016.08.002
8. Mesquida J, Saludes P, Gruartmoner G, et al. Central venous-to-arterial carbon dioxide difference combined with arterial-to-venous oxygen content difference is associated with lactate evolution in the hemodynamic resuscitation process in early septic shock. Crit Care Lond Engl. 2015;19:126. doi:10.1186/ s13054-015-0858-0