ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH SÂU RĂNG VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI DÂN TỘC DAO TỈNH YÊN BÁI NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh sâu răng và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc răng miệng của người cao tuổi dân tộc Dao tỉnh Yên Bái năm 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp và khám răng cho 420 người cao tuổi dân tộc Dao trong tháng 8 năm 2024. Kết quả: Tỷ lệ người cao tuổi mắc sâu răng chiếm 53,6%. Dấu hiệu răng bị buốt và đau nhức tại chỗ sâu chiếm 92,4 và 82,4. Người cao tuổi bị sâu ngà răng 29,3%, sâu men 17,1%, viêm tủy răng 7,1% và tình trạng mất răng chiếm 38,6%; răng sâu từ 4-6 cái răng là 56,9%; sâu từ 1-3 cái 30,7% và sâu trên 6 cái là 12,4%. Tỷ lệ người cao tuổi ở cách xa trạm y tế 4-5 km là 48,1%, khoảng cách từ 1-3 km chiếm 15,5% và cách trên 5 km chiếm 36,4%. Số phòng khám Răng và số bác sĩ chuyên khoa Răng tại trung tâm huyện là 28,6% và 7%. Người cao tuổi được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc răng miệng chiếm 19,8%. Kết luận: Người cao tuổi dân tộc dao tỉnh Yên Bái mắc bệnh sâu răng ở mức độ trung bình (53,6%), chủ yếu người cao tuổi bị mất răng do sâu chiếm 38,6%. Sâu răng gây ra những tổn thương trên răng và ảnh hưởng đến ăn uống và sức khỏe. Số người cao tuổi không được tiếp cận với dịch vụ y tế chăm sóc răng miệng chiếm tỷ lệ cao (80,2%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Người cao tuổi, Dân tộc Dao, Bệnh sâu răng, tiếp cận dịch vụ.
Tài liệu tham khảo

2. Liu L., Zhang Y., Wu W. et al (2013), Prevalence and correlates of dental caries in an elderly population in northeast China. PLoS One, 8(11), e78723. https://doi.org/10.1371/journal. pone.0078723


3. Vũ Duy Hưng (2019), Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh giá hiệu quả một số can thiệp cho người cao tuổi tại tỉnh Yên Bái, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019.

4. Nguyễn Mạnh Hà (2010), Sâu răng và các biến chứng, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam, tr 5-18.

5. Petersen P.E., Baez R.J. (2013), World Health Organization. Oral Health Survey, Basic Methods, 5th Edition.

6. Sumaiya Zabin E.Z, Nafij B.J et al (2013), A study of teeth status and oral health related quality of life among elderly in Bangladesh. International Medical Journal,20(5), 610-614.

7. Hạnh, P. T. B. ., Hưng, L. ., Hạnh, N. T. ., & Hương, H. L. . (2023), Thực trạng sâu chân răng ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện E năm 2021 - 2022. Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 164(3), 180-187. https://doi.org/ 10.52852/tcncyh.v164i3.1475


8. Thị Thuý Hồng, V.., Thị Mai Hiên, H.., & Mạnh Tuấn, V.. (2021), Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương. Tạp Chí Y học Việt Nam, 502(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v502i1.568


9. Nguyễn, B. B. T., & Nguyễn, T. T. (2023), Tình trạng mất răng, phục hình răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị ở người cao tuổi tại Trung tâm y tế Quận Thanh Khê và Quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng . Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 58, 210-216. https://doi.org/10.58490/ctump.2023i58.713


10. Lan Hương, . H. ., & Cao Bính, T. . (2021), Thực trạng sâu chân răng ở người cao tuổi tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2020 - 2021. Tạp Chí Y học Việt Nam, 503(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v503i1.732

