ĐẶC ĐIỂM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ 6 THÁNG BẰNG MÁNG ỔN ĐỊNH (SS) TRÊN PHIM CBCT CỦA BỆNH NHÂN TRƯỞNG THÀNH BỊ RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM DƯỚI (TMD)

Trần Đình Khởi1,, Phan Thị Hạnh1, Lê Linh Chi1, Nguyễn Ngọc Linh Chi1, Trần Lê Giang2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số chỉ số trên phim CBCT của các bệnh nhân trưởng thành bị rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) sau 6 tháng điều trị bằng máng nhai ổn định (SS) tại Thành phố Hà Nội năm 2022-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có mô tả trên phim CBCT ở người trưởng thành bị rối loạn khớp thái dương (TMD) điều trị bằng phương pháp máng nhai ổn định (SS), phim được chụp và phân tích ở hai thời điểm trước điều trị và sau điều trị 6 tháng. Kết quả: Hình thái đầu lồi cầu hình tam giác chiếm đa số (45,1%), hình thái lồi và tròn chiếm tỉ lệ thấp nhất (9,7%); kích thước khoảng gian lồi cầu sau (PS), khoảng gian lồi cầu trên (SS) trước điều trị lớn hơn sau điều trị 6 tháng; tỉ lệ không tổn thương tăng lên sau điều trị từ 12,92% lên 19,37%; tổn thương dạng mòn nhẹ còn sụn giảm từ 41,93% xuống 35,48%. Kết luận: Phân bố tỉ lệ hình thái đầu lồi cầu không thay đổi trước và sau 6 tháng điều trị, vị trí của lồi cầu sau điều trị 6 tháng có sự dịch chuyển ra trước và về vị trí trung tâm hơn so với trước điều trị, dạng tổn thương đầu lồi cầu mòn và còn sụn chiếm đa số.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yale SH, Allison BD, Hauptfuehrer JD (1966). An epidemiological assessment of mandibular condyle morphology, Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 21, 169-177.
2. Kazumi Ikeda (2009). Assessment of optimal condylar position with limited cone-beam computed tomography, Am J Dentofacial Ortho, 135, 495-501.
3. Peyron J.G, Altman R.D (1992). Osteoarthritis: diagnosis and medical/surgical management, Saunders, 2nd edition, 15-37.
4. Nguyễn Thị Thảo Vân, Võ Huỳnh Trang, Nguyễn Đức Minh (2022). Đặc điểm hình thái khớp thái dương hàm trên bệnh nhân rối loạn khớp thái dương hàm, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 49, 192-198.
5. Jaime Gateno (2004). A comparative assessment of mandibular condylar position in patients with anterior disc displacement of the temporomandibular joint, J Oral Maxillofac Surg, 62, 39-43.
6. Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thị Thuý Nga (2021). Đặc điểm xương trên hình ảnh cắt lớp chùm tia hình nón của bệnh nhân rối loạn khớp thái dương hàm và mối tương quan với triệu chứng lâm sàng, Tạp chí Y học Việt Nam, 505(1), 151-154.
7. Võ Thị Lê Nguyên, Nguyễn Thị Kim Anh (2016). Hình ảnh Conebeam CT khớp thái dương hàm của bệnh nhân rối loạn khớp thái dương hàm tại khoa Răng Hàm Mặt-ĐH Y dược ĐH TP HCM, Tạp chí nghiên cứu y học TP Hồ Chí Minh, 20(2), 82-89.
8. Trịnh Văn Duy và CS (2024). Đánh giá mối tương quan giữa triệu chứng và mức độ đau khớp thái dương hàm với hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân có rối loạn nội khớp, Tạp chí Y học Việt Nam, 539(2), 317-321.
9. Nguyễn Mạnh Thành (2013). Đánh giá kết quả điều trị rối loạn khớp thái dương hàm bằng máng ổn định, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, trường Đại học Y Hà Nội.
10. Lê Nguyên Lâm, Nguyễn Phúc Vinh (2023). Đánh giá kết quả điều trị rối loạn khớp thái dương hàm bằng máng nhai tại BV Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Vietnam Journal of Community Medicine, 64(5), 223-231.