ĐIỀU TRỊ MÀNG TRƯỚC VÕNG MẠC THỨ PHÁT TỪ VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO

Phan Thị Tú Cúc1,, Nguyễn Sỹ Sang1, Trần Thị Bảo Ngọc1, Nguyễn Ngọc Hưng1, Doãn Anh Minh Thế1, Lê Quốc Tuấn2, Phạm Nhã Khuyên2, Doãn Thị Bảo Trân3, Phan Hoàng Trường Thọ3
1 Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Màng trước võng mạc là lớp màng bất thường ở bề mặt dịch kính võng mạc, do sự tăng sinh các mô nguyên bào sợi kèm phức hợp ngoại bào tại bề mặt trong của võng mạc, dọc theo màng giới hạn trong. Màng trước võng mạc có thể kèm hoặc không kèm phù hoàng điểm dạng nang là biến chứng thường gặp của viêm màng bồ đào. Viêm màng bồ đào là quá trình viêm dai dẳng hoặc xuất hiện nhiều đợt bùng phát trên nền viêm đang diễn ra dẫn đến sự tích tụ viêm trong võng mạc, gây thay đổi cấu trúc võng mạc mạn tính và giảm thị lực tiến triển. Máy chụp cắt lớp cố kết quang học giúp phát hiện màng trước võng mạc, hiểu sâu về cơ chế bệnh sinh cũng như các yếu tố tiên lượng khôi phục thị lực sau phẫu thuật. Phẫu thuật cắt dịch kính kèm bóc màng trước võng mạc là phương pháp điều trị tiêu chuẩn của bệnh lý này, nhằm khôi phục lại cấu trúc võng mạc và chức năng thị giác, giảm phù hoàng điểm, giảm tái hoạt viêm màng bồ đào, giảm số lượng và hoặc liều lượng thuốc kiểm soát viêm sau phẫu thuật. Nếu màng không co kéo, chưa làm ảnh hưởng đến cấu trúc võng mạc, có thể theo dõi vì thị lực thường được bảo tồn. Can thiệp phẫu thuật được chỉ định khi tổn thương ảnh hưởng trung tâm võng mạc, biến dạng võng mạc, phù hoàng điểm dạng nang, giảm thị lực nhiều, khi các biện pháp bảo tồn khác không còn hiệu quả và mắt yên ít nhất ba tháng trước phẫu thuật. Việc kiểm soát viêm trước, trong và sau phẫu thuật tối ưu cần thiết để đạt được kết quả thị lực tối ưu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kalogeropoulos D et al (2023). The large hellenic study of uveitis: epidemiology, etiologic factors and classification. Int Ophthalmol 43(10):3633–3650.
2. Fukunaga H, Kaburaki T, Shirahama S et al (2020). Analysis of inflammatory mediators in the vitreous humor of eyes with pan-uveitis according to aetiological classification. Sci Rep 10(1):2783.
3. Yap A et al. Epiretinal membrane in uveitis: Rate, visual prognosis, complications and surgical outcomes. Clin Exp Ophthalmol. 2024 Jan-Feb;52(1):54-62.
4. Nazari H, Rao N (2013). Longitudinal morphometric analysis of epiretinal membrane in patients with uveitis. Ocul Immunol Inflamm 21(1):2–7
5. Stevenson W, Prospero Ponce CM, Agarwal DR, et al. Epiretinal membrane: optical coherence tomography-based diagnosis and classification. Clin Ophthalmol. 2016;10:527–534
6. Iannetti L, Accorinti M, Malagola R et al (2011). Role of the intravitreal growth factors in the pathogenesis of idiopathic epiretinal membrane. Invest Ophthalmol Vis Sci 52(8): 5786–5789
7. Bansal R, Dogra M, Chawla R et al (2020). Pars plana vitrectomy in uveitis in the era of microincision vitreous surgery. Indian J Ophthalmol 68:1844–1851
8. Maitra P, Kumar DA, Agarwal A. Epiretinal membrane profile on spectral domain optical coherence tomography in patients with uveitis. Indian J Ophthalmol. 2019;67(3):376–81
9. Hung JH, Rao NA et al (2023). Vitreoretinal surgery in the management of infectious and non-infectious uveitis - a narrative review. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol 261(4):913–923.
10. Phoebe Lin. Surgery in Uveitis. Current Practices in Ophthalmology Uveitis. Springer Nature. 2019 Nov 21 7(1): 181-195