MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, CÁC YẾU TỐ THỜI TIẾT, VÉC TƠ TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2016-2020

Đăng Quân Phạm 1, Văn Thăng Chu 2, Thu Phương Trần 1, Thị Ngọc Bích Nguyễn 1
1 Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Trì
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu, bao gồm mô tả một số đặc điểm dịch tễ của bệnh Sốt xuất huyết Dengue và phân tích một số yếu tố thời tiết, véc tơ truyền bệnh của bệnh Sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Thanh Trì, giai đoạn 2016-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp hồi cứu toàn bộ 4300 hồ sơ các ca bệnh SXHD được báo cáo và ghi nhận tại Trung tâm y tế huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020. Kết quả: Hàng năm, số ca mắc SXHD tập trung nhiều vào lứa tuổi từ 16 đến 45, với nhóm tuổi từ 16-30 là 1389 ca và nhóm tuổi từ 31-45 là 1243 ca bệnh. Trong số 4438 ca bệnh SXHD có sự tương đồng về giới tính, nam giới (2260, chiếm 50,9%); nữ giới (2178 ca, chiếm 49,1%). Kết quả sử dụng kiểm định spearman cho thấy, mối liên quan giữa lượng mưa và số ca mắc SXHD của huyện Thanh Trì giai đoạn 2016 – 2020 là liên quan đồng biến ở mức trung bình với r = 0,1, mối liên quan giữa nhiệt độ và số ca mắc SXHD là liên quan đồng biến ở mức trung bình với r = 0,2. Mối liên quan giữa lượng mưa và chỉ số BI aegypti SXHD là mối liên quan chặt chẽ với r = 0,6. Mối liên quan giữa nhiệt độ và chỉ số BI aegypti là mối liên quan chặt chẽ với r = 0,6. Kết luận: Tại huyện Thanh Trì, giai đoạn 2016-2020, số ca bệnh SXHD có xu hướng không đồng đều theo năm. Các trường hợp mắc SXHD cao nhất từ tháng 7 đến tháng 12, thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, đỉnh dịch là vào tháng 8. Mối liên quan giữa chỉ số BI aegypti và BI albopictus với số ca mắc SXHD là liên quan đồng biến ở mức trung bình. Mối liên quan giữa lượng mưa và nhiệt độ với chỉ số BI aegypti SXHD là các mối liên quan chặt chẽ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dengue and severe dengue. Accessed March 7, 2021. https://www.who.int/westernpacific/health-topics/dengue-and-severe-dengue
2. NTL Trần Thanh Dương, Nguyễn Hoàng Long, Trần Thị Oanh, Phan Trọng Lân. Phân tích đặc điểm bệnh sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2009-2012 tại Việt Nam. Tạp chí y học dự phòng. 2015;8(135):106-112.
3. Cuong HQ, Hien NT, Duong TN, et al. Quantifying the Emergence of Dengue in Hanoi, Vietnam: 1998–2009. PLOS Neglected Tropical Diseases. 2011;5(9):e1322. doi:10.1371/ journal.pntd.0001322
4. Johansson MA, Cummings DAT, Glass GE. Multiyear Climate Variability and Dengue—El Niño Southern Oscillation, Weather, and Dengue Incidence in Puerto Rico, Mexico, and Thailand: A Longitudinal Data Analysis. PLOS Medicine. 2009;6(11):e1000168. doi:10.1371/journal.pmed.1000168
5. Rohani CA, Entomology M, Rohani A, et al. The effect of extrinsic incubation temperature on development of dengue serotype. In: 2 and 4 Viruses in Aedes Aegypti (L.). Southeast Asian J. Trop. Med. Public Health 2009; 942-950.
6. Minh An DT, Rocklöv J. Epidemiology of dengue fever in Hanoi from 2002 to 2010 and its meteorological determinants. Global Health Action. 2014;7(s4):23074. doi:10.3402/gha.v7.23074
7. Thông tin tinh hình và hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Thông tin tinh hình và hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Accessed March 8, 2021. https://vncdc.gov.vn/thong-tin-tinh-hinh-va-hoat-dong-phong-chong-dich-benh-sot-xuat-huyet-nd14621.html
8. Nguyễn Minh Hải, Hoàng Đức Hạnh, Nguyễn Nhật Cảm, Đặng Thị KimHạnh. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Hà Nội giai đoạn 2006 - 2011. 2013;23(2):58-65.
9. Do TTT, Martens P, Luu NH, Wright P, Choisy M. Climatic-driven seasonality of emerging dengue fever in Hanoi, Vietnam. BMC Public Health. 2014;14(1):1078. doi:10.1186/1471-2458-14-107.