ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019 - 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dị vật đường thở ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong các năm 2019-2022. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh trên 30 bệnh nhi được chẩn đoán DVĐT và được nội soi phế quản tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong thời gian nghiên cứu. Kết quả: DVĐT chiếm ưu thế ở độ tuổi mẫu giáo, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân nhập viện chủ yếu là do hít phải dị vật (33,3%), sau đó là ho, thở khò khè (26,7%) và khó thở (23,3%). Hầu hết bệnh nhân bị dị vật cấp tính (76,7%). Hội chứng xâm nhập được ghi nhận với tỷ lệ cao hơn ở nhóm dị vật cấp tính (82,6%). Phần lớn bệnh nhân có ran phổi và giảm thông khí một bên. Xét nghiệm CRP định tính chủ yếu dương tính ở các trường hợp dị vật bỏ quên (85,7%). Kết quả X-quang bất thường thường gặp ở bệnh nhân là khí thũng khu trú (36,7%), viêm phổi (33,3%) trong khi tỷ lệ dị vật cản quang trên Xquang ngực thấp (2/30).Dị vật thường nằm ở phế quản gốc phải (60%) và vật chất của chúng chủ yếu là vô cơ (76,7%). DVĐT thường gặp là các loại hạt (53,3%), tiếp theo là sữa, mảnh xương mà bệnh nhân có thể hít phải khi ăn. Kết luận: Cha mẹ và người giám hộ phải nhận thức được sự nguy hiểm của DVĐT, thực sự chú trọng chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Nội soi phế quản nên được thực hiện ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện càng sớm càng tốt vì đây là công cụ chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân nghi ngờ DVĐT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dị vật đường thở, nội soi phế quản, trẻ em
Tài liệu tham khảo

2. Lê Thanh Chương, et al., Đặc điểm của dị vật đường thở ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 2021. 5(3): p. 25-31.

3. Đoàn Thị Thanh Hồng, Đặc điểm dị vật đường thở được nội soi phế quản ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/2016 đến 04/2019. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2019: p. 174-179.

4. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em. Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015. 2015. p. 279-282.

5. Goyal, S., S. Jain, and G. Rai, Clinical variables responsible for early and late diagnosis of foreign body aspiration in pediatrics age group. 2020. 15(1): p. 271.

6. Qiu, W., L. Wu, and Z. Chen, Foreign body aspiration in children with negative multi-detector Computed Tomography results: Own experience during 2011-2018. Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 2019. 124: p. 90-93.

7. Phan Hữu Nguyệt Diễm and Châu Kim Phụng, Đặc điểm các trường hợp dị vật đường thở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2011. 15(Phụ bản của số 1): p. 327-331.

8. Dongol, K., et al., Prevalence of Foreign Body Aspiration in Children in a Tertiary Care Hospital. JNMA J Nepal Med Assoc, 2021. 59(234): p. 111-115.
