PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA CÁC THUỐC KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU PHỨC TẠP TẠI VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Với những ưu điểm vượt trội về an toàn và hiệu quả, ceftazidime/avibactam (CEF/AVI) đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [1] và Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu phê duyệt trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc, trong đó có nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp (cUTI) [2]. Tuy nhiên, giá thành cao của thuốc là một trong những rào cản khi chỉ định thuốc trong thực hành lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích chi phí – thỏa dụng dựa trên quan điểm cơ quan chi trả bảo hiểm y tế (BHYT) với các tham số đầu vào được rút ra từ nghiên cứu lâm sàng, phân tích tổng quan hệ thống, hồi cứu dữ liệu thanh toán BHYT ở các bệnh viện nghiên cứu và tham vấn ý kiến chuyên gia lâm sàng bằng thiết kế mô hình hóa bằng mô hình mô phỏng tuần tự diễn tiến bệnh lý cUTI. Kết quả: CEF/AVI giúp tăng hiệu quả từ 0,51 đến 0,97 QALY (số năm sống thêm được điều chỉnh chất lượng) so với các phác đồ kháng sinh khác điều trị cUTI; đồng thời gia tăng chi phí từ 46,08 đến 56,47 triệu VND. Chi phí tăng thêm cho một đơn vị hiệu quả tăng thêm (ICER/QALY) của CEF/AVI đạt giá trị dao động từ 58,08 đến 92,64 triệu VND khi so sánh với các phác đồ khác có cùng chỉ định. Kết luận: Dựa trên quan điểm cơ quan chi trả BHYT, so với ngưỡng chi trả 1-3 lần giá trị thu nhập bình quân đầu người năm 2023 (305,7 triệu VND), CEF/AVI đạt chi phí – hiệu quả so với tất cả các can thiệp so sánh trong điều trị cUTI bao gồm viêm bể thận tại Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kháng sinh, nhiễm trùng tiết niệu phức tạp, cUTI, chi phí–hiệu quả
Tài liệu tham khảo

2. K. E. Barber, J. K. Ortwine, and R. L. Akins, "Ceftazidime/avibactam: who says you can’t teach an old drug new tricks?," Journal of Pharmacy & Pharmaceutical Sciences, vol. 19, no. 4, pp. 448-464, 2016.

3. K. Mohiuddin, "UTI prevalence among population with chronic conditions," Journal of Medi-cal Research and Case Reports, vol. 1, no. 2, 2019.

4. T. P. Lodise, T. Chopra, B. H. Nathanson, K. Sulham, and M. Rodriguez, "Epidemiology of complicated urinary tract infections due to Enterobacterales among adult patients presenting in emergency departments across the United States," in Open Forum Infectious Diseases, 2022, vol. 9, no. 7, p. ofac315: Oxford University Press.

5. R. Öztürk and A. Murt, "Epidemiology of urological infections: a global burden," World journal of urology, vol. 38, pp. 2669-2679, 2020.

6. M. E. Levison and D. Kaye, "Treatment of complicated urinary tract infections with an emphasis on drug-resistant gram-negative uropathogens," Current infectious disease reports, vol. 15, pp. 109-115, 2013.

7. A. L. Flores-Mireles, J. N. Walker, M. Caparon, and S. J. Hultgren, "Urinary tract infections: epidemiology, mechanisms of infection and treatment options," Nature reviews microbiology, vol. 13, no. 5, pp. 269-284, 2015.

8. M. Falcone and D. Paterson, "Spotlight on ceftazidime/avibactam: a new option for MDR Gram-negative infections," Journal of Antimicrobial Chemotherapy, vol. 71, no. 10, pp. 2713-2722, 2016.

9. T. Kongnakorn et al., "Cost-effectiveness analysis of ceftazidime/avibactam compared to imipenem as empirical treatment for complicated urinary tract infections," International journal of antimicrobial agents Antimicrobial Resistance, vol. 54, no. 5, pp. 633-641, 2019.

10. R. Hutubessy, D. Chisholm, and T. T.-T. Edejer, "Generalized cost-effectiveness analysis for national-level priority-setting in the health sector," (in eng), Cost effectiveness and resource allocation, vol. 1, no. 1, pp. 1-13, 2003.
