THÓI QUEN DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Đỗ Nam Khánh1,, Đặng Thùy Trang2, Phạm Thị Minh Phương3, Đặng Bé Nam4, Lê Đặng Nam Phương4, Lê Đặng Phương Mai4, Trần Tuấn Dương1, Phạm Thị Thanh Thùy1, Nguyễn Quang Dũng1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Cà Mau
3 Trường Đại học Y tế công cộng
4 Phòng khám Đa khoa Phương Nam, Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thói quen dinh dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan của người bệnh suy tim tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023-2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 người bệnh suy tim từ 18 đến 60 tuổi điều trị nội trú tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thu thập chỉ số cân nặng, chiều cao, vòng eo, vòng mông, khẩu phẩn ăn và các đặc điểm liên quan. Kết quả: Trong 110 đối tượng nghiên cứu, nhóm tuổi phổ biến là 50 – 60 tuổi, chiếm 57,3%; nhóm dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,7%). Về giới tính, nam chiếm đa số với 68,2%. Thói quen ăn các loại rau/củ/quả muối, các loại thịt/cá muối, các loại thức ăn chế biến sẵn đều giảm sau khi phát hiện suy tim. Trước khi phát hiện suy tim, có 50,9% số người bệnh cho rằng bản thân ăn mặn, 48,2% là bình thường và 0,9% là ăn nhạt. Sau khi phát hiện suy tim, có 40,9% số người bệnh cho rằng bản thân ăn mặn, 53,6% bình thường là 5,5% là ăn nhạt. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhóm người bệnh có sử dụng rượu bia có nguy cơ mắc suy tim nặng (suy tim độ III, IV) cao gấp 3,43 lần nhóm người bệnh không sử dụng rượu bia với 95%CI: 1,18 – 9,90. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Thói quen dinh dưỡng của người suy tim trong nghiên cứu có sự thay đổi theo hướng có lợi cho sức khoẻ, những người bệnh có sử dụng rượu bia có nguy cơ mắc suy tim nặng cao hơn nhóm người không sử dụng rượu bia.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. James SL, Abate D, Abate KH, et al. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 354 diseases and injuries for 195 countries and territories, 1990–2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. The Lancet. 2018;392(10159):1789-1858. doi:10.1016/S0140-6736(18)32279-7
2. Heidenreich PA, Albert NM, Allen LA, et al. Forecasting the Impact of Heart Failure in the United States. Circ Heart Fail. 2013;6(3):606-619. doi:10.1161/HHF.0b013e318291329a
3. Bộ Y tế. Niên giám thống kê Y tế 2019 - 2020. https://moh.gov.vn/thong-ke-y-te
4. Bogaev RC. Cost Considerations in the Treatment of Heart Failure. Tex Heart Inst J. 2010;37(5):557-558.
5. Lv S, Ru S. The prevalence of malnutrition and its effects on the all-cause mortality among patients with heart failure: A systematic review and meta-analysis. PLoS ONE. 2021;16(10):e0259300. doi:10.1371/journal.pone.0259300
6. Đỗ Thị Hiến, Phạm Trường Sơn, Nguyễn Thanh Hải, et al. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. J 108 - Clin Med Phamarcy. Published online August 12, 2022. doi:10.52389/ydls.v17iDB8.1295
7. Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Tuấn. Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhân suy tim cấp tại Viện Tim mạch Việt Nam 2020. Tạp Chí Nghiên Cứu Học. 2022;149(1):50-59. doi:10.52852/tcncyh.v149i1.495
8. Tạ Thị Như Quỳnh, Phan Thảo Nguyên, Nguyễn Quang Dũng (2024). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh suy tim tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E năm 2023-2024. Tạp Chí Y học Cộng đồng 65(CĐ 7 - NCKH). https://doi.org/10.52163/yhc.v65iCD7.1359.