PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG QUA ĐƯỜNG MỔ XUYÊN PHÚC MẠC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật mở qua đường xuyên phúc mạc (đường giữa), sử dụng ống ghép nhân tạo để thay túi phình động mạch chủ bụng. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả được thực hiện trên các bệnh nhân phình động mạch chủ bụng dưới thận được phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bằng ống ghép nhân tạo qua đường mổ xuyên phúc mạc tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 01/2015 đến tháng 03/2023. Các dữ liệu được thu thập bao gồm đặc điểm bệnh nhân, thông tin phẫu thuật, biến chứng hậu phẫu và kết quả ngắn hạn. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 53 bệnh nhân, với tuổi trung bình là 67,94 ± 9,52 tuổi, trong đó nam giới chiếm 75,47%. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp là 75,47%, bệnh mạch vành 32,08% và đái tháo đường 18,87%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 223,0 ± 55,5 phút, thời gian kẹp động mạch chủ trung bình là 46,6 ± 24,7 phút, lượng máu mất trung bình là 479,2 ± 293,5 ml. Tỷ lệ tử vong chu phẫu là 3,77%. Các biến chứng sớm bao gồm suy thận cấp (18,87%), biến chứng hô hấp (13,21%) và biến chứng tiêu hóa (16,98%). Tỷ lệ thoát vị vết mổ muộn là 7,5%. Kết luận: Phẫu thuật mở qua đường xuyên phúc mạc là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với bệnh nhân phình động mạch chủ bụng dưới thận. Tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ các biến chứng hậu phẫu và cân nhắc kỹ lưỡng giữa các đường tiếp cận để tối ưu hóa kết quả điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật mở, Phình động mạch chủ bụng, Đường mổ xuyên phúc mạc, Kết quả hậu phẫu
Tài liệu tham khảo

2. Đỗ Tất Thành, et al. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới động mạch thận bằng mạch máu nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2023

3. Hossack M, et al. Open Retroperitoneal Repair for Complex Abdominal Aortic Aneurysms. Aorta (Stamford). 2022

4. Twine CP, et al. The retroperitoneal approach to the abdominal aorta. J Vasc Surg. 2012;56(3):834-838.

5. Buckarma ELN, et al. A midline retroperitoneal approach for complex abdominal aortic repair. J Vasc Surg Cases Innov Tech. 2022;8(4):678-687.

6. Cambria RP, et al. Open repair of abdominal aortic aneurysm: Techniques and outcomes. IntechOpen. 2023.

7. Williams IM, et al. Open surgical repair of abdominal aortic aneurysms: Comparing retroperitoneal and transperitoneal approaches. Aorta (Stamford). 2022.

8. Gruber M, et al. Comparative study between endovascular intervention and open surgery for abdominal aortic aneurysm. J Vasc Surg. 2023.
