ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA U BUỒNG TRỨNG XOẮN Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cân lâm sàng của u buồng trứng xoắn ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu thực hiện trên 73 hồ sơ bệnh án của những phụ nữ có thai được chẩn đoán sau mổ là u buồng trứng xoắn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 01/01/2019 đến 31/12/2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 30,8 ± 4,4. Có 50,7% u buồng trứng xoắn xảy ra ở tuổi thai < 10 tuần, nhỏ nhất là 5 tuần. Tỷ lệ thai phụ có thai lần đầu bị u buồng trứng xoắn là 57,7%. Tất cả thai phụ đều có biểu hiện đau bụng, trong đó đau bụng dữ dội gặp ở 69,9%. U buồng trứng xoắn có biểu hiện nôn, buồn nôn gặp phải với 57,2% thai phụ, trong đó hay gặp nhất ở thai < 10 tuần với 57,1%. Phản ứng thành bụng thường gặp với 50,7%. Khối trống âm thường gặp nhất trên siêu âm với 61,6%. Khối u buồng trứng xoắn bên phải hay gặp hơn bên tráivới 63%. U buồng trứng xoắn thường gặp nhất ở kích thước 5 – 10 cm với 64,4%. Có 43,8% trường hợp mất tín hiệu mạch trên sieu âm Doppler. Thời gian từ khi phát hiện triệu chứng đến khi vào viện và thời gian từ khi vào viện đến khi mổ thường ≤ 24 với tỷ lệ 83,6% và 79,5%. Ở những bệnh nhân được làm xét nghiệm định lượng nồng độ chất chỉ điểm u, tỷ lệ Ca – 125, HE – 4, αFP tăng lần lượt là 68,6%, 0%, 50%. Kết luận: U buồng trứng xoắn ở phụ nữ có thai chủ yếu xảy ra ở quý I thai kỳ với các triệu chứng thường gặp là đau bụng, nôn, buồn nôn, phản ứng thành bụng. Thai phụ thường phát hiện và được xử trí sớm. U buồng trứng bên phải có tỷ lệ xoắn cao hơn. U buồng trứng xoắn thường gặp hơn với khối u có kích thước 5 – 10 cm.Các dấu hiệu trên siêu âm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sớm bệnh, tuy nhiên cần phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U buồng trứng xoắn, phụ nữ có thai
Tài liệu tham khảo

2. Bider D, Mashiach S, Dulitzky M, Kokia E, Lipitz S, Ben-Rafael Z. Clinical, surgical and pathologic findings of adnexal torsion in pregnant and nonpregnant women. Surg Gynecol Obstet. 1991;173(5):363-366.

3. Raanan Meyer, Nir Meller, Daphna Amitai Komem, Abraham Tsur, Shlomo B.Cohen, Roy Mashiach & Gabriel Levin. Pregnancy outcomes following laparoscopy for suspected adnexal torsion during pregnancy. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine. Published online 2021. doi:10.1080/14767058.2021.1914574


4. Wang YX, Deng S. Clinical characteristics, treatment and outcomes of adnexal torsion in pregnant women: a retrospective study. BMC Pregnancy Childbirth. 2020;20(1):483. doi:10.1186/s12884-020-03173-7


5. Dvash S, Pekar M, Melcer Y, Weiner Y, Vaknin Z, Smorgick N. Adnexal Torsion in Pregnancy Managed by Laparoscopy Is Associated with Favorable Obstetric Outcomes. J Minim Invasive Gynecol. 2020;27(6):1295-1299. doi:10.1016/j.jmig.2019.09.783


6. Wu WF, Wang ZH, Xiu YL, Xie X, Pan M. Characteristics and surgical invervention of ovarian torsion in pregnant compared with nonpregnant women. Medicine (Baltimore). 2020;99(24):e20627. doi:10.1097/MD.0000000000020627


7. Rottenstreich M, Moran I, Hirsch A, et al. Factors Associated With Operatively Confirmed Adnexal Torsion Among Pregnant Women - A Multicenter Cohort Study. Ultraschall Med Stuttg Ger 1980.2022;43(6):e98-e104.doi:10.1055/a-1232-1378


8. Nguyễn Đức Hà. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng xoắn tại bệnh viện phụ sản trung ương. Published online 2020.

9. Feng JL, Zheng J, Lei T, Xu YJ, Pang H, Xie HN. Comparison of ovarian torsion between pregnant and non-pregnant women at reproductive ages: sonographic and pathological findings. Quant Imaging Med Surg. 2020; 10(1):137-147. doi:10.21037/qims.2019.11.06


10. Han SN, Lotgerink A, Gziri MM, Van Calsteren K, Hanssens M, Amant F. Physiologic variations of serum tumor markers in gynecological malignancies during pregnancy: a systematic review. BMC Med. 2012;10:86. doi:10.1186/1741-7015-10-86

