KẾT QUẢ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶT STENT ĐƯỜNG THOÁT THẤT PHẢI TRÊN BỆNH NHÂN CÓ TẮC NGHẼN ĐƯỜNG THOÁT THẤT PHẢI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tắc nghẽn đường thoát thất phải (ĐTTP) là tật tim bẩm sinh (TBS) gây giảm lưu lượng máu lên phổi. Đặt stent ĐTTP là phương pháp điều trị ít xâm lấn và cải thiện huyết động học. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của đặt stent ĐTTP ở bệnh nhi. Mục tiêu: Đánh giá kết quả các trường hợp đặt stent ĐTTP trên bệnh nhân có tắc nghẽn ĐTTP tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/01/2019-01/06/2021. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu trên 32 bệnh nhân có tuổi trung vị 76 ngày, sơ sinh chiếm 31,2%. Cân nặng (CN) trung vị 4,7 kg. Các bệnh nhân có tím trung ương với SpO2 trung vị 76% kèm dị tật bẩm sinh, bệnh đồng mắc nặng, trong đó tứ chứng Fallot chiếm 71,9%. Chỉ số McGoon và Nakata có trung vị 1,4 và 108,7 mm2/m2. Kết quả ngay sau đặt stent: SpO2 trung vị 94,5% và cải thiện có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) so với ban đầu và tỷ lệ thành công 93,7%. Không tử vong liên quan đến thủ thuật. Kết quả sau 6 tháng: SpO2 trung vị 88% và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) so với trước đặt stent. Thân và hai nhánh ĐMP phát triển: Z score ĐMP phải tăng từ -1,8 lên -0,3, ĐMP trái tăng từ -2,1 lên -0,3 và thân ĐMP tăng từ -3,3 lên -1,9 (p < 0,001). Kết luận: Đặt stent ĐTTP là phương pháp điều trị với tỷ lệ thành công cao, an toàn và ít biến chứng, tạo điều kiện cho phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tắc nghẽn đường thoát thất phải, stent
Tài liệu tham khảo

2. Dearani J. A., G. K. Danielson, F. J. Puga, et al. Late follow-up of 1095 patients undergoing operation for complex congenital heart disease utilizing pulmonary ventricle to pulmonary artery conduits. The Annals of thoracic surgery. Feb 2003;75(2):399-410; discussion 410-1. doi:10.1016/s0003-4975(02)04547-2


3. Petrucci O., S. M. O'Brien, M. L. Jacobs, et al. Risk factors for mortality and morbidity after the neonatal Blalock-Taussig shunt procedure. The Annals of thoracic surgery. Aug 2011;92(2):642-51; discussion 651-2. doi:10.1016/j.athoracsur.2011.02.030


4. Lemler MS, Ramaciotti C. Anomalies of the Right Ventricular Outflow Tract and Pulmonary Valve. Echocardiography in Pediatric and Congenital Heart Disease From Fetus to Adult. Wiley-Blackwell; 2014:281-296.

5. Castleberry C. D., T. M. Gudausky, S. Berger, J. S. Tweddell, A. N. Pelech. Stenting of the right ventricular outflow tract in the high-risk infant with cyanotic teratology of Fallot. Pediatric cardiology. Mar 2014;35(3):423-30. doi:10.1007/s00246-013-0796-z


6. Dohlen G., R. R. Chaturvedi, L. N. Benson, et al. Stenting of the right ventricular outflow tract in the symptomatic infant with tetralogy of Fallot. Heart (British Cardiac Society). Feb 2009;95(2):142-7. doi:10.1136/hrt.2007.135723


7. Tanıdır İ C., M. O. Bulut, H. Kamalı, et al. Right ventricular outflow tract stenting during neonatal and infancy periods: A multi-center, retrospective study. Turk gogus kalp damar cerrahisi dergisi. Jul 2020;28(3):442-449. doi:10.5606/tgkdc.dergisi.2020.18970


8. Stumper O., B. Ramchandani, P. Noonan, et al. Stenting of the right ventricular outflow tract. Heart (British Cardiac Society). Nov 2013;99(21):1603-8. doi:10.1136/heartjnl-2013-304155


9. Nguyễn Kinh Bang, Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Quang Thiện, et al. Đánh giá kết quả ngắn hạn phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot tuổi nhũ nhi. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2018;1(22):tr. 360-366.

10. Bertram H., M. Emmel, P. Ewert, et al. Stenting of Native Right Ventricular Outflow Tract Obstructions in Symptomatic Infants. Journal of interventional cardiology. Jun 2015;28(3):279-87. doi:10.1111/joic.12198

