KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN TẠI KHOA NGOẠI TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Đoàn Thị Huệ1,, Nguyễn Mạnh Hải1, Trần Văn Tuấn2
1 Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu sau 01 tháng ở bệnh nhân được phẫu thuật điều trị hẹp niệu quản tại khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc không đối chứng, kết hợp tiến cứu và hồi cứu, số liệu thu thập được 99 trường hợp được phẫu thuật điều trị hẹp niệu quản từ tháng 06/2021 đến tháng 06/2022, kết quả chính bao gồm khả năng cải thiện triệu chứng lâm sàng cũng như trên hình ảnh học và ghi nhận tỉ lệ tai biến-biến chứng sau phẫu thuật. Kết quả: tỷ lệ nam/nữ:1,2/1. Đặc điểm lâm sàng thường gặp đau thắt lưng (78,8%), cơn đau quặn thận là 10,1%, dấu hiệu thận to 1 bên là 2,0%. Siêu âm trước mổ có 97% có thận ứ nước cùng bên tổn thương, trong đó độ I là 70,7%, độ II là 21,2%, độ III là 5,1%. Trên phim chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt có 43,6% vị trí tắc nghẽn chủ yến là đoạn 1/3 trên của niệu quản. Kết quả điều trị cho thấy thời gian phẫu thuật mổ mở là 153 phút, nội soi Hông-Lưng là 111 phút, nội soi ngược dòng ngắn nhất là 83,23 phút. Trong và theo dõi sau phẫu thuật không gặp tai biến, biến chứng nặng nề. Mức độ ứ nước trên siêu âm khi khám lại có sự thay đổi so với trước mổ (trước mổ có 3% bệnh nhân không ứ nước, sau mổ là 65,7%). Thời gian nằm viện trung bình của phẫu thuật mổ ở là 11,60±5,55 ngày và mổ nội soi là 8,84 ± 4,44 ngày. Kết quả sau 1 tháng: 97% khá; 3,0% là bình thường. Kết luận: Phẫu thuật nội soi trong điều trị hẹp niệu quản có tỷ lệ thành công cao và hầu hết không có biến chứng sau điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chakraborty, J. N., Chawla, A., & Vyas, N. (2022). Surgical interventions in female urethral strictures: a comprehensive literature review. International urogynecology journal, 33(3), 459–485. https://doi.org/10.1007/ s00192-021-04906-8
2. Elbers, J. R., Rodríguez Socarrás, M., Rivas, J. G., Autran, A. M., Esperto, F., Tortolero, L., Carrion, D. M., & Sancha, F. G. (2021). Robotic Repair of Ureteral Strictures: Techniques and Review. Current urology reports, 22(8), 39. https://doi.org/10.1007/s11934-021-01056-8.
3. Gonzalez, A. N., Mishra, K., & Zhao, L. C. (2022). Buccal Mucosal Ureteroplasty for the Management of Ureteral Strictures: Patient Selection and Considerations. Research and reports in urology, 14, 135–140. https://doi.org/ 10.2147/RRU.S291950.
4. El-Harrech, Y., Ghoundale, O., Kasmaoui, E. H., & Touiti, D. (2016). Transperitoneal Laparoscopic Pyelopyelostomy for Retrocaval Ureter without Excision of the Retrocaval Segment: Experience on Three Cases. Advances in urology, 2016, 5709134. https://doi.org/ 10.1155/2016/5709134.
5. Mao, L., Xu, K., Ding, M., Pan, J., & Guo, Z. (2017). Comparison of the efficacy and safety of retroperitoneal laparoscopic and open surgery for the correction of retrocaval ureter. Therapeutics and clinical risk management, 13, 697–701. https://doi.org/10.2147/TCRM.S139113. https://doi.org/10.2147/TCRM.S139113.
6. Liu, E., Sun, X., Guo, H., Li, F., Liu, S., Wang, K., & Hou, Y. (2016). Retroperitoneoscopic ureteroplasty for retrocaval ureter: report of nine cases and literature review. Scandinavian journal of urology, 50(4), 319–322. https://doi.org/ 10.1080/21681805.2016.1177589.
7. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Thận – Tiết niệu ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, 2015.
8. Ngô Xuân Thái, Võ Xuân Huy. (2021). Kết quả sớm điều trị hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi nong bóng. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 25 (1), Chuyên Đề Ngoại Khoa, tr. 233 -240.
9. Hạ Hồng Cường, Hoàng Long, Chu Văn Lâm, Nguyễn Đức Trường. (2015). Đánh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng Laser Holmium tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 19(4), tr. 93 -100.