KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN HÓA TRỊ TÂN BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG GIAI ĐOẠN IIIC, IV TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư buồng trứng giai đoạn IIIC và IV thường đã tiến triển và có tiên lượng xấu, phẫu thuật ban đầu khó khăn. Hóa trị tân bổ trợ với phác đồ paclitaxel-carboplatin làm giảm kích thước các tổn thương, tạo điều kiện cho phẫu thuật được triệt để hơn, góp phần tăng thời gian sống thêm đồng thời giảm biến chứng trong và sau phẫu thuật. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 52 bệnh nhân ung thư buồng trứng điều trị tân bổ trợ phác đồ paclitaxel-carboplatin tại bệnh viện K từ 1/2017 - 1/2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 55,3 ± 8,9. Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là “đau bụng-chướng bụng” chiếm 80,7%. Phần lớn bệnh nhân có kích thước u > 5 cm (86,5%), giai đoạn IIIC chiếm tỷ lệ cao là 71,2%, UTBM tuyến thanh dịch chiếm tỷ lệ cao nhất (78,8%). Vị trí di căn xa hay gặp nhất là hạch sau phúc mạc (25%), màng phổi (13,5%), gan (13,5%). Đa số bệnh nhân nhận liều trị > 90% so với liều chuẩn (84,6%). Tỷ lệ kiểm soát bệnh trên lâm sàng đạt 100% sau 3 chu kỳ. Yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị của phác đồ được xác định là liều điều trị, giai đoạn bệnh và tình trạng tràn dịch màng phổi. Tác dụng không mong muốn của phác đồ thường gặp trên hệ tạo huyết, chủ yếu là hạ bạch cầu (45,2%), hầu hết độ I-II. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy phác đồ hóa trị tân bổ trợ paclitaxel-carboplatin giúp cải thiện tỉ lệ đáp ứng và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn IIIC và IV. Kết quả cũng gợi ý về vai trò quan trọng của hóa trị tân bổ trợ trên một số nhóm đối tượng bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư buồng trứng, điều trị tân bổ trợ, paclitaxel-carboplatin
Tài liệu tham khảo

2. Wright AA, Bohlke K, Armstrong DK, et al. Neoadjuvant chemotherapy for newly diagnosed, advanced ovarian cancer: Society of Gynecologic Oncology and American Society of Clinical Oncology Clinical Practice Guideline. Gynecol Oncol. 2016;143(1):3-15.

3. You B, Purdy C, Copeland LJ, et al. Identification of Patients With Ovarian Cancer Experiencing the Highest Benefit From Bevacizumab in the First-Line Setting on the Basis of Their Tumor-Intrinsic Chemosensitivity (KELIM): The GOG-0218 Validation Study. J Clin Oncol. 2022;40(34):3965-3974.

4. Trần Ngọc Dũng, Nguyễn Thùy Linh và cộng sự (2021). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng típ thanh dịch. Tạp Chí Y học Quân sự, (352), 45–49

5. Châu Khắc Tú, Lê Sỹ Phương, Lê Minh Toàn và cộng sự (2017). Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn muộn sau hóa trị liệu tân bổ trợ. Tạp Chí Phụ sản, 16(2), 74 - 78.

6. Nguyễn Thị Thanh Loan và cộng sự (2023). Đánh giá kết quả hóa trị tân bổ trợ phác đồ paclitaxel – carboplatin trong ung thư buồng trứng giai đoạn III-IV tại Bệnh viện K. Tạp chí Y học Việt Nam, (530),166-170.

7. Du Bois A, Weber B, Rochon J, et al. Addition of epirubicin as a third drug to carboplatin-paclitaxel in first-line treatment of advanced ovarian cancer: a prospectively randomized gynecologic cancer intergroup trial by the Arbeitsgemeinschaft Gynaekologische Onkologie Ovarian Cancer Study Group and the Groupe d’Investigateurs Nationaux pour l’Etude des Cancers Ovariens. J Clin Oncol. 2006;24(7):1127-1135.

8. Vasey PA, Jayson GC, Gordon A, et al. Phase III randomized trial of docetaxel-carboplatin versus paclitaxel-carboplatin as first-line chemotherapy for ovarian carcinoma. J Natl Cancer Inst. 2004;96(22):1682-1691.
