ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG HẸP ĐƯỜNG MẬT KHẢO SÁT QUA NỘI SOI ỐNG MỀM Ở BỆNH NHÂN SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Đỗ Sơn Hải1,, Nguyễn Xuân Khái1, Nguyễn Anh Tuấn2, Nguyễn Thị Diệu Liên3, Lê Thanh Sơn1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tổn thương hẹp đường mật (HĐM) qua nội soi ống mềm ở bệnh nhân (BN) sỏi đường mật chính (ĐMC) tại bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu, không nhóm chứng trên các BN sỏi ĐMC có HĐM được điều trị lấy sỏi và nong hẹp qua nội soi đường mật (NSĐM) tại Trung tâm phẫu thuật tiêu hóa- Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 07 năm 2021 tới tháng 07 năm 2024. Kết quả: Nghiên cứu trên 62 BN. Độ tuổi trung bình: 60,1 ± 14,1; Tỷ lệ nữ/nam = 1,69/1; 75,8% số BN có tiền sử sỏi mật. Trong đó, 54,8% từng phẫu thuật, can thiệp sỏi mật. NSĐM phát hiện 100% các vị trí HĐM, vượt trội hơn các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. HĐM phần lớn là 1 vị trí (90,3%) và chủ yếu là HĐM trong gan (88,7%), nhiều nhất là hẹp ống gan trái (32,3%). Sỏi thường nằm bao xung quanh vị trí hẹp. Hẹp đa phần có dạng hình nhẫn (97,1%), đường kính 3mm - <4mm (52,2%), độ dài 2-5mm (53,6%) và đều là hẹp lành tính. Độ dài và đường kính HĐM trung bình lần lượt là: 3,9 ± 2,9 mm và 3,6 ± 0,7 mm. Phân loại hẹp: hẹp nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (85,5%), kế đến là hẹp vừa (8,7%). Số lượng, đường kính và độ dài HĐM có liên quan tới tỷ lệ sạch sỏi, hết hẹp đường mật sau phẫu thuật với p<0,05. Kết luận: NSĐM ống mềm là phương pháp hiệu quả để khảo sát HĐM. Ở BN sỏi ĐMC thì phần lớn là hẹp nhẹ, hình nhẫn và lành tính; thường chỉ hẹp ở một vị trí với đường kính vừa phải và độ dài ngắn. Các đặc điểm số lượng, đường kính và độ dài HĐM có liên quan tới tỷ lệ sạch sỏi, hết hẹp đường mật sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

S. Yadlapati, R. Mulki, S. A. Sánchez-Luna, et al. (2023). Clinical approach to indeterminate biliary strictures: Clinical presentation, diagnosis, and workup. World J Gastroenterol, 29(36): 5198-5210.
2. Phonthep Angsuwatcharakon, Santi Kulpatcharapong, Jong H. Moon, et al. (2022). Consensus guidelines on the role of cholangioscopy to diagnose indeterminate biliary stricture. HPB, 24(1): 17-29.
3. S. K. Lee, D. W. Seo, S. J. Myung, et al. (2001). Percutaneous transhepatic cholangioscopic treatment for hepatolithiasis: an evaluation of long-term results and risk factors for recurrence. Gastrointest Endosc, 53(3): 318-23.
4. Aurelio Mauro, Stefano Mazza, Davide Scalvini, et al. (2023). The Role of Cholangioscopy in Biliary Diseases. Diagnostics, 13(18): 2933.
5. K. Li, Y. Ding, N. Liu, et al. (2023). Relationship between postoperative biliary stricture and clinical characteristics of patients with benign and malignant biliary diseases. Wideochir Inne Tech Maloinwazyjne, 18(1): 117-127.
6. S. J. Park, H. H. Chung, S. H. Lee, et al. (2019). Long-term balloon indwelling technique for the treatment of single benign biliary stricture. Diagn Interv Radiol, 25(1): 90-94.
7. A. Alali, M. Moris, M. Martel, et al. (2021). Predictors of Malignancy in Patients With Indeterminate Biliary Strictures and Atypical Biliary Cytology: Results From Retrospective Cohort Study. J Can Assoc Gastroenterol, 4(5): 222-228.
8. Lê Văn Lợi (2021). Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ, phẫu thuật nội soi và nội soi tán sỏi qua ống nối mật-da điều trị sỏi đường mật chính. Luận án tiến sĩ y học. Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.