ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT GIAI ĐOẠN DI CĂN NHẠY NỘI TIẾT BẰNG PHÁC ĐỒ ADT KẾT HỢP DOCETAXEL TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và mô tả một số tác dụng không mong muốn của phác đồ ADT kết hợp docetaxel trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn di căn nhạy nội tiết tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu có theo dõi dọc tiến hành trên 55 bệnh nhân UTTTL giai đoạn mHSPC được điều trị bằng phác đồ ADT kết hợp docetaxel tại bệnh viện K từ tháng 1/2022 đến hết tháng 8/2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 68,2±6,9 tuổi (55-86). Triệu chứng thường gặp nhất là rối loạn tiểu tiện chiếm 38,2.Tỷ lệ bệnh nhân có điểm Gleason ≥8 chiếm tỷ lệ 90,9%.Tỷ lệ bệnh T4 là 43,6%. Trung vị PSA trước điều trị là 130ng/ml (Khoảng tứ phân vị: 100-804). Tỷ lệ bệnh nhân di căn xương là 92,7%. Tại thời điểm 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị có 21,8% bệnh nhân đạt mức PSA <0,2 ng/ml. Tỷ lệ bệnh nhân đạt được mức PSA nadir <0,2 ng/ml là 34,5%. Tại thời điểm 24 tháng sau khi bắt đầu điều trị có 10 bệnh nhân tiến triển thành mCRPC chiếm tỷ lệ 18,2%. Tại thời điểm 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân có mức PSA <0,2 ng/ml có thời gian sống thêm BKTT thành CRPC dài hơn so với các nhóm khác có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Nhóm bệnh nhân có mức PSA nadir <0,2 ng/ml có thời gian sống thêm BKTT thành CRPC dài hơn so với nhóm bệnh nhân có mức PSA nadir ≥0,2ng/ml có ý nghĩa thống kê (p=0,007). Tỷ lệ thiếu máu độ 1 là 16,4%. Tỷ lệ hạ bạch cầu độ 1 là 27,3%. Tỷ lệ hạ tiểu cầu độ 1 là 18,2%. Tác dụng không mong muốn ngoài hệ tạo huyết chủ yếu là tăng AST/ALT độ 1 chiếm 13,2%. Kết luận: Phác đồ điều trị ADT kết hợp docetaxel là một sự lựa chọn điều trị bệnh nhân UTTTL giai đoạn mHSPC đạt được hiệu quả điều trị và dung nạp tốt. Việc theo dõi định kỳ chỉ số PSA giúp đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn di căn nhạy điều trị nội tiết, ADT kết hợp Docetaxel.
Tài liệu tham khảo

2. Fizazi K , Foulon S , Carles J et al. Abiraterone plus prednisone added to androgen deprivation therapy and docetaxel in de novo metastatic castration-sensitive prostate cancer (PEACE-1): a multicentre, open-label, randomised, phase 3 study with a 2 × 2 factorial design. Lancet. 2022 Apr 30;399(10336):1695-1707.

3. Park K, Kim IY, Park I et al. Effectiveness of Adding Docetaxel to Androgen Deprivation Therapy for Metastatic Hormone-Sensitive Prostate Cancer in Korean Real-World Practice. Yonsei Med J. 2023 Feb;64(2):86-93.

4. James N.D., Sydes M.R., Clarke N.W. Addition of docetaxel, zoledronic acid, or both to first-line long-term hormone therapy in prostate cancer (STAMPEDE): survival results from an adaptive, multiarm, multistage, platform randomised controlled trial. Lancet (London, England) 2016;387:1163–1177.

5. Lendorf ME, Peter Meidahl Petersen, Andrea Steen Svendsen et al. Effectiveness of Docetaxel for Metastatic Hormone-sensitive Prostate Cancer in Clinical Practice. Eur Urol Open Sci. 2021 Feb; 24: 25–33.

6. Sweeney CJ, Chen Y-H, Carducci M, Liu G, Jarrard DF, Eisenberger M. Chemohormonal therapy in metastatic hormone-sensitive prostate cancer. N Engl J Med. 2015;373(8):737–746.

7. Whi-An Kwon, Jae Young Joung, Jung Eun Lee et al. Use of docetaxel plus androgen deprivation therapy for metastatic hormone-sensitive prostate cancer in Korean patients: A retrospective study. Investig Clin Urol. 2019 May; 60(3): 195–201.
