ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy xương chính mũi (XCM) là một chấn thương vùng mặt thường gặp, phần lớn do tai nạn giao thông. Chẩn đoán và can thiệp sớm giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và tránh được các biến chứng lâu dài. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị chấn thương gãy xương chính mũi tại Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân bị chấn thương mũi đến khám và nhập viện điều trị tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 11/2023 đến tháng 11/2024. Kết quả: Trong tổng số 62 bệnh nhân có 47 nam và 15 nữ, tuổi trung bình là 36,5 ± 16,5, nhóm dân số ở thành thị cao gấp 2 lần nông thôn. Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là đau nhức mũi 91,9% và chảy máu mũi 80,6%. Ấn đau chói tại ổ gãy chiếm 72,6% là triệu chứng thực thể thường gặp nhất. Trên phim X quang có 83,8% hình ảnh di lệch, trên phim cắt lớp vi tính mũi xoang, loại IIA chiếm tỷ lệ cao nhất 54,3%%. Kết luận: Nắn kín XCM vẫn là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp chấn thương mũi, can thiệp sớm mang lại hiệu quả điều trị cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gãy xương chính mũi, nắn kín.
Tài liệu tham khảo


2. Flint P, Haughey B, Valerie L, et al. Cummings Otolaryngology. Head and neck surgery. 6th ed. St. Saunders: Elsevier; 2015

3. Hollins A., Pyfer B., Breeze J., Zhang G., Lohmeier, S. J. Closed reduction of nasoseptal fractures: key concepts for predictable results. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 2023, 61(5), 344-350. https://doi.org/10.1016/ j.bjoms.2023.03.014


4. Hwang K., You S. H., Kim S. G., Lee, S. I. Analysis of nasal bone fractures; a six-year study of 503 patients, J Craniofac Surg, 2006, 17 (2), pp. 261-264. https://doi.org/10.1097/00001665-200603000-00010


5. Jalali M, Heidarzadeh A, Alvai N. Evaluation of Satisfaction Rate of Patients and Physician from Closed Reduction of Nasal Fracture. J Guil Uni Med Sci 2009;18(69):47–52. [Full text in persian] URL: http://journal.gums.ac.ir/ article-1-267-en.html

6. Kang C. M., Han D. G. Correlation between Operation Result and Patient Satisfaction of Nasal Bone Fracture. Archives of Craniofacial Surgery, 2017, 18, 25 - 29. https://doi.org/10.7181/acfs.2017.18.1.25


7. Motamedi MH. An assessment of maxillofacial fractures: a 5-year study of 237 patients. J Oral Maxillofac Surg. 2003 Jan;61(1):61– 64. doi: 10.1053/joms.2003.50049. PMID: 12524610


8. Rhee SC, Kim YK, Cha JH, Kang SR, Park HS. Septal fracture in simple nasal bone fracture. Plast Reconstr Surg. 2004 Jan;113 (1):45-52. doi: 10.1097/01. PRS.0000096705.64545.69. PMID: 14707621


9. Tota S.M., Modi N.R. Incidence, evaluation and management of nasal bone fracture: study of 60 cases. International Journal of Otorhinolary-ngology and Head and Neck Surgery, 2021, 7(9), 1478-1481. https://doi.org/10.18203/issn.2454-5929.ijohns20213283

