TÍNH GIÁ TRỊ, ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO V- PROMIS-29 TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Các triệu chứng của bệnh ung thư và tác dụng phụ của điều trị gây ảnh hưởng nặng nề về thể chất và tinh thần. Nghiên cứu đánh giá tính giá trị và khả năng ứng dụng của thang đo PROMIS-29 phiên bản tiếng Việt trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư. Mục tiêu: Đánh giá tính giá trị, độ tin cậy của thang đo PROMIS-29 và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả. Nghiên cứu sử dụng thang đo chất lượng cuộc sống V-PROMIS-29, 6 chuyên gia trong lĩnh vực ung thư đánh giá tính giá trị thang đo và 128 người bệnh ung thư tham gia nghiên cứu trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5/2024. Kết quả: Thang đo PROMIS-29 phiên bản tiếng Việt có I-CVI các mục đạt giá trị từ 0,83 trở lên, S-CVI/Ave của thang đo có giá trị từ 0,994 trở lên và S-CVI/UA đạt giá trị từ 0,966 ở ba nội dung đánh giá “rõ ràng”, “dễ hiểu”, “phù hợp và có thể áp dụng”; độ tin cậy của thang đo là 0,928. Điểm chất lượng cuộc sống của NBUT (126.27), thể chất (17.28), khả năng xã hội (17.05), lo âu (5.88), trầm cảm (5.16), mệt mỏi (8.5), rối loạn giấc ngủ (9.39), ảnh hưởng của đau (7.3), cường độ đau (2.77). Giới tính, hoạt động cá nhân: loại ung thư, giai đoạn bệnh có tố liên quan đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Kết luận: Thang đo PROMIS-29 phiên bản tiếng Việt có tính giá trị và độ tin cậy cao có thể áp dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tại Việt Nam. Điểm tổng chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư khá tốt, vấn đề mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng của đau là vấn đề đáng quan tâm nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thang đo Promis-29, chất lượng cuộc sống, người bệnh ung thư, tính giá trị, độ tin cậy.
Tài liệu tham khảo


2. Cella D, Riley W, Stone A, et al. The Patient-Reported Outcomes Measurement Information System (PROMIS) developed and tested its first wave of adult self-reported health outcome item banks: 2005-2008. J Clin Epidemiol. Nov 2010; 63(11): 1179-94. doi:10.1016/j.jclinepi. 2010.04.011


3. Kang D, Kim Y, Lim J, et al. Validation of the Korean Version of the Patient-Reported Outcomes Measurement Information System 29 Profile V2.1 among Cancer Survivors. Cancer Res Treat. Jan 2022;54(1):10-19. doi:10.4143/crt.2020.1200


4. Ngo-Metzger Q, Sorkin DH, Mangione CM, Gandek B, Hays RD. Evaluating the SF-36 Health Survey (Version 2) in Older Vietnamese Americans. J Aging Health. Jun 2008;20(4):420-36. doi:10.1177/0898264308315855


5. Kim Y, Kang D, Kang E, et al. Psychometric validation of the Korean version of PROMIS 29 Profile V2.1 among patients with lower extremity problems. BMC Sports Sci Med Rehabil. Nov 24 2021; 13(1): 148. doi:10.1186/s13102-021-00374-1


6. Stone P, Candelmi DE, Kandola K, et al. Management of Fatigue in Patients with Advanced Cancer. Curr Treat Options Oncol. Feb 2023;24(2): 93-107. doi:10.1007/s11864-022-01045-0


7. Laghousi D, Jafari E, Nikbakht H, Nasiri B, Shamshirgaran M, Aminisani N. Gender differences in health-related quality of life among patients with colorectal cancer. J Gastrointest Oncol. Jun 2019;10(3):453-461. doi:10.21037/ jgo.2019.02.04


8. Ngoc Thi Dang D, Ngoc Thi Nguyen L, Thi Dang N, Quang Dang H, Ta TV. Quality of Life in Vietnamese Gastric Cancer Patients. Biomed Res Int. 2019;2019:7167065. doi:10.1155/2019/ 7167065

