ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐIỆN CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU VÀ TRẦM CẢM THỂ KHÍ UẤT HÓA HỎA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của điện châm trong điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thể khí uất hóa hỏa.Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu, chọn mẫu có chủ đích, can thiệp lâm sàng, có so sánh trước và sau khi điều trị, có đối chứng. Trong nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn cỡ mẫu tối thiểu là 60 bệnh nhân. chia làm hai nhóm. Nhóm I (Nhóm chứng): Điều trị bằng phác đồ YHHĐ. Nhóm II (Nhóm nghiên cứu): Điều trị bằng phác đồ YHHĐ + Điện châm. Kết quả: Về mức độ lo âu thuyên giảm theo thang điểm HARS nhóm can thiệp có 58,3% bệnh nhân thuyển giảm tốt khi không có rối loạn lo âu, 48% bệnh nhân có thuyên giảm và 1,7% số bệnh nhân không thuyên giảm. Với nhóm đối chứng số bệnh nhân thuyên giảm tốt là 45%, thuyên giảm trung bình là 40% và số bệnh nhân không thuyên giảm là 15%.Về mức độ thuyên giảm trầm cảm theo thang điểm HDRS thì nhóm can thiệp mức độ thuyên giảm tốt là 60%, mức độ thuyên giảm trung bình là 35%, và không thuyên giảm là 5%, đối với nhóm đối chứng, thuyên giảm tốt là 46,7%, trung bình là 35% và không thuyên giảm là 18,3%. Kết luận: Phương pháp điện châm có hiệu quả tốt hỗ trợ điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thể khí uất hóa hỏa
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lo âu, Trầm cảm, Điện châm
Tài liệu tham khảo

2. Phạm Thị Thu. (2017). Đặc điểm lâm sàng trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Tạp chí y – dược học quân sự, 42(1), tr. 89-91.

3. World Health Organization (WHO). (1992). The ICD 10 (pp. 116 - 117). Geneva.

4. Trần Hữu Bình (2003). Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở những người có bệnh lý dạ dày - ruột thực thể và chức năng. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.

5. Hardeveld F, S. J. (2014). Increased cortisol awakening response was associated with time to recurrence of major depressive disorder. Psychoneuroendocrinology , 50: 62–71. Kendler. (1987). Symptoms of anxiety and symptoms of depression: same gene, different

6. Đinh Đăng Hòe. (2000). Rối loạn lo âu. Bài giảng chuyên đề tâm thần học tr 28 - 31. Đại học Y Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2020). Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp. tr 136 – 140. Nhà xuất bản Y học

8. Bộ Y tế (2015). Điện châm. Hướng dẫn quy trình khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu. tr 10-14. Nhà xuất bản Y học.

9. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, tập 1. Nhà xuất bản Y học

10. Nguyễn Kim Việt. (2009). Lâm sàng và điều trị các rối loạn lo âu. Bộ môn tâm thần học, Đại học Y Hà Nội.
