PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG NGÂN SÁCH CỦA THUỐC CHỐNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG THẾ HỆ MỚI TRONG PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ VÀ THUYÊN TẮC HỆ THỐNG Ở NGƯỜI BỆNH RUNG NHĨ KHÔNG DO VAN TIM TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thu Thuỷ1,, Lê Diễm Quỳnh2, Tô Huệ Nghi3, Nguyễn Trần Như Ý1, Võ Ngọc Yến Nhi1, Phan Thanh Dũng4
1 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
2 Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
3 Đại học National Cheng Kung
4 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rung tâm nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, có biểu hiện là nhịp tim không đều, thường gặp là tình trạng tim người bệnh (NB) đập nhanh hơn nhiều so với bình thường. Hiệu quả và độ an toàn của các thuốc chống đông đường uống thế hệ mới (NOACs) đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn. Trong các thuốc NOACs, apixaban hiện tại chưa được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả,  việc xem xét đưa thuốc apixaban vào danh mục chi trả cần phải dựa trên bằng chứng khoa học. Phương pháp nghiên cứu: Mô hình Excel được xây dựng với dữ liệu đầu vào từ tổng quan tài liệu và tham vấn ý kiến các chuyên lâm sàng tại bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Viện Tim mạch Việt Nam, Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tim mạch Hà Nội dựa trên quan điểm BHYT. Kết quả: Phân tích kết quả tác động ngân sách (NS) 5 năm khi đưa apixaban vào danh mục chi trả BHYT trong phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc hệ thống ở NB rung nhĩ không do van tim cho thấy với tỉ lệ sử dụng apixaban tăng từ 7,9% đến 27,9% giúp giảm 227 ca biến cố xảy ra đồng thời giúp tiết kiệm tổng NS BHYT 5 năm 5,35 tỉ VND và giúp tiết kiệm NS do NB chi trả 0,46 tỉ VND. Kết luận: Apixapan giúp tiết kiệm NS BHYT, tăng tỉ lệ tiếp cận điều trị và giúp giảm biến cố nên cần được cân nhắc để lựa chọn điều kiện và tỉ lệ thanh toán phù hợp khi đưa thuốc vào danh mục chi trả BHYT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. G. Boriani et al., "AF burden is important–fact or fiction?," (in b), International journal of clinical practice, vol. 68, no. 4, pp. 444-452, 2014.
2. Brandes, M. D. Smit, B. O. Nguyen, M. Rienstra, and I. C. Van Gelder, "Risk factor management in atrial fibrillation," (in b), Arrhythmia & electrophysiology review, vol. 7, no. 2, p. 118, 2018.
3. M. Kavousi, "Differences in Epidemiology and Risk Factors for Atrial Fibrillation Between Women and Men," (in b), Frontiers in Cardiovascular Medicine, Mini Review vol. 7, 2020. [Online]. Available: https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fcvm.2020.00003.
4. S. H. Hohnloser et al., "The effects of apixaban on hospitalizations in patients with different types of atrial fibrillation: insights from the AVERROES trial," (in b), European Heart Journal, vol. 34, no. 35, pp. 2752-2759, 2013, doi: 10.1093/eurheartj/eht292.
5. X. Liu, M. Johnson, J. Mardekian, H. Phatak, J. Thompson, and A. T. Cohen, "Apixaban reduces hospitalizations in patients with venous thromboembolism: an analysis of the apixaban for the Initial management of pulmonary embolism and deep‐vein thrombosis as first‐line therapy (AMPLIFY) trial," (in b), Journal of the American Heart Association, vol. 4, no. 12, p. e002340, 2015.
6. R. D. Lopes et al., "Apixaban for reduction in stroke and other ThromboemboLic events in atrial fibrillation (ARISTOTLE) trial: design and rationale," (in b), American heart journal, vol. 159, no. 3, pp. 331-339, 2010.
7. "Secondary Analysis of ARISTOTLE (CV185-030) to Support Apixaban Cost Effectiveness Modelling for the Indication of Stroke Prevention in Atrial Fibrillation; Data on File; DCN #Apix 016. 2012.."
8. B. Granger et al., "Apixaban versus Warfarin in Patients with Atrial Fibrillation," New England Journal of Medicine, vol. 365, no. 11, pp. 981-992, 2011, doi: 10.1056/NEJMoa1107039.
9. G. Y. Lip et al., "Relative efficacy and safety of non-Vitamin K oral anticoagulants for non-valvular atrial fibrillation: Network meta-analysis comparing apixaban, dabigatran, rivaroxaban and edoxaban in three patient subgroups," (in eng), International journal of cardiology, vol. 204, pp. 88-94, Feb 1 2016, doi: 10.1016/j.ijcard.2015.11.084.
10. Trần Cát Đông et al., "Phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị rung nhĩ không do van tim tại một số bệnh viện chuyên khoa giai đoạn 2019-2022," Tạp chí Y học Việt Nam, vol. 533, no. 1B, 2023.