CAN THIỆP BÍT LỖ THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG DỤNG CỤ QUA DA TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả can thiệp bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da ở trẻ tại Bệnh viên Sản Nhi Nghệ An giai đoạn 2018 - 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Nghiên cứu 33 bệnh nhân được chẩn đoán thông liên nhĩ có chỉ định bít dù qua da điều trị tại khoa Tim mạch Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Thông tin được thu thập bằng thăm khám và mẫu bệnh án thiết kế sẵn. Kết quả: tỷ lệ nữ/nam là 1,36/1, độ tuổi trung bình khi can thiệp bít dù qua da là 5,39 ± 3,02 tuổi. Phương pháp can thiệp bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da là phương pháp điều trị hiệu quả với tỉ lệ thành công cao, không có biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Kết quả sau can thiệp phẫu thuật bít dù qua dalỗ thông liên nhĩ các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng được cải thiện rõ rệt, chỉ có hai trường hợp suy tim nhẹ (6,1%), nghe tim có tiếng thổi tâm thu còn 9,1% và không còn tiếng T2 tách đôi. Kết quả điện tim thấy tỷ lệ trục phải, block nhánh phải và tăng gánh thất phải đều giảm so với trước khi can thiệp và shunt tồn lưu hết hoàn toàn sau 3 tháng can thiệp. Kết luận: Bít lỗ thông liên nhĩ qua da là kỹ thuật tương đối phức tạp, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học trong lĩnh vực y học, các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị, cho đến thời điểm hiện tại phương pháp bít lỗ TLN qua da bằng dụng cụ qua da tại Việt Nam đã bước đầu áp dụng và thu được kết quả rất tốt. Đặc biệt, việc điều trị đóng lỗ TLN ở lứa tuổi nhỏ, giai đoạn bệnh sớm khi có chỉ định giúp giảm tỉ lệ và mức độ nặng của các biến chứng cũng như làm tăng hiệu quả cải thiện về lâm sàng cho trẻ sớm sau can thiệp
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thông liên nhĩ, Bít thông liên nhĩ qua da.
Tài liệu tham khảo

2. Gaggin H.K, januzzi J.L (2014). MGH Cardiology Board review book. London: Springer.

3. Trương Thanh Hương (2008). Đánh giá kích thước và chức năng thất trái bằng siêu âm – doppler tim trước và sau đóng lỗ thông liên nhĩ lỗ thứ phát tại bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí nghiên cứu y học, số 55 (3), tr. 6 – 10.

4. Trương Quang Bình và cộng sự (2015). Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua da, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (70), 15-22.

5. Smita Jategaonkar, Werner Scholtz, Henning Schmidt, Dieter Horstkotte (2009). Percutaneous Closure of Atrial Septal DefectsEchocardiographic and Functional Results in Patients Older Than 60 Years, Circ Cardiovasc Intervent, 2, pp. 85-89.

6. Vũ Thị Chang và cộng sự (2021). Đánh giá kết quả sau phẫu thuật vá thông liên nhĩ ở trẻ dưới 10kg tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện E. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 34, 20-29.

7. Phạm Mạnh Hùng (2012). Nghiên cứu kết quả trung hạn của phương pháp bít lỗ TLN qua da bằng dụng cụ kích thước lớn, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

8. Trương Tú Trạch và cộng sự (2006). Thủ thuật Bít Lỗ thông Liên Nhĩ Bằng Dụng Cụ Amplatzer. Tạp chí tim mạch học Việt Nam.

9. Ngô Ngọc Sơn (2016). Đánh giá hình thái cơ tim – huyết động trước và sau thủ thuật đóng thông liên nhĩ bằng Amplatzer. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Lân Hiếu (2018). Nghiên cứu đặc điểm thông liên nhĩ lỗ thứ hai có phình vách liên nhĩ và kết quả sớm can thiệp bít lỗ thông bằng dụng cụ qua da. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, tr. 261–262.
