NGUY CƠ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP CỔ TAY ĐƯỜNG VÀO PHÍA MU TAY: NGHIÊN CỨU TRÊN XÁC

Trần Nguyễn Phương1,2,, Bùi Hồng Thiên Khanh1,2, Đào Xuân Thành3
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu này được thực hiện trên xác, xác định khoảng cách giữa các cấu trúc mạch máu chính với các cổng vào nội soi khớp cổ tay qua đường mu tay, từ đó đánh giá nguy cơ tổn thương mạch máu trong phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 30 khớp cổ tay từ 15 xác (9 nam, 6 nữ). Khoảng cách từ động mạch quay và động mạch trụ đến các cổng nội soi (1-2, 3-4, 6R, 6U) được đo đạc và phân tích. Các so sánh được thực hiện giữa hai bên cổ tay và giữa hai giới bằng kiểm định thống kê. Kết quả: Khoảng cách trung bình từ động mạch quay đến cổng 1-2 là 12,65 ± 3,08 mm và đến cổng 3-4 là 23,37 ± 3,01 mm. Khoảng cách từ động mạch trụ đến cổng 6R và 6U lần lượt là 17,24 ± 3,42 mm và 11,42 ± 3,14 mm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai bên cổ tay và giữa hai giới (p > 0,05). Cổng 1-2 và cổng 6U được xác định là các vị trí có nguy cơ cao tổn thương mạch máu khi thực hiện phẫu thuật. Kết luận: Động mạch quay và động mạch trụ có vị trí tương đối gần với các cổng nội soi, đó là cổng 1-2 với động mạch quay và 6U với động mạch trụ, cho thấy có nguy cơ tổn thương mạch máu khi thực hiện phẫu thuật. Việc xác định chính xác vị trí các cổng vào cũng như lưu ý khi thực hiện các thao tác trong phẫu thuật có thể giúp giảm thiểu nguy cơ này, từ đó nâng cao tính an toàn trong nội soi khớp cổ tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen YC. Arthroscopy of the wrist and finger joints. Orthop Clin North Am. 1979;10(3):723-733.
2. Mak CK, Ho PC. Arthroscopic-assisted triangular fibrocartilage complex reconstruction. Hand Clin. 2017;33(3):625-637.
3. Giddins G, Shewring D, Downing N. Articular cartilage and soft tissue damage from radiofrequency thermal ablation wands at wrist arthroscopy. J Hand Surg Eur Vol. 2021;46(6): 632-636.
4. Leclercq C, Mathoulin C. Complications of wrist arthroscopy: a multicenter study based on 10,107 arthroscopies. J Wrist Surg. 2016;5(4):320-326.
5. Ahsan Z, Yao J. Complications of wrist and hand arthroscopy. Hand Clin. 2017;33(4):685-692.
6. Shyamalan G, Jordan R, Kimani P, Liverneaux P, Mathoulin C. Assessment of the structures at risk during wrist arthroscopy: a cadaveric study and systematic review. J Hand Surg Eur Vol. 2016;41(8):852-858.
7. Jung HS, Kim SH, Jung CW, et al. Arthroscopic transosseous repair of foveal tears of the triangular fibrocartilage complex: a systematic review of clinical outcomes. Arthroscopy. 2021;37(5):1641-1650.
8. Longo UG, Franceschi F, Ruzzini L, Rabitti C, Morini S, Denaro V. Safety of the dorsal portals in wrist arthroscopy: an anatomical study. J Bone Joint Surg Am. 2008;90(5):986-991.
9. Feitz R, Stip D, van der Oest M, Souer S, Hovius S, Selles R. Prognostic factors in open triangular fibrocartilage complex repair. J Hand Surg Glob Online. 2021;3(3):176-181.