MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Văn Đăng1,2,, Nguyễn Anh Văn3
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư vòm mũi họng tái phát tại Bệnh viện K giai đoạn tháng 06/2022 đến tháng 09/2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 39 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vòm mũi họng tái phát tại khoa Xạ Đầu cổ - Bệnh viện K giai đoạn 06/2022 - 09/2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 53,9 ± 10 tuổi [39-78], tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Đau đầu là lý do vào viện thường gặp nhất, chiếm 33,3 %. Bệnh nhân giai đoạn trước điều trị III và IVa có tỉ lệ tái phát cao chiếm 76,9%. Giai đoạn lúc tái phát chủ yếu là IVa (25,6%). Thời gian tái phát trung bình là 30,3 ± 16,6 tháng [8,53-71,63]. Kết luận: Ung thư vòm mũi họng tái phát thường gặp ở bệnh nhân nam giới, trung tuổi, giai đoạn Iva và thường trong 2 năm đầu sau điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chen YH, Luo SD, Wu SC, et al. Clinical Characteristics and Predictive Outcomes of Recurrent Nasopharyngeal Carcinoma-A Lingering Pitfall of the Long Latency. Cancers. 2022; 14(15):3795. doi:10.3390/cancers14153795
2. Tuấn NA, Chinh HĐ, Biểu BQ, và cộng sự. Kết quả hóa xạ trị điều biến liều ung thư vòm mũi họng giai đoạn II-III. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;530(1B). doi:10.51298/vmj.v530i1B.6752
3. Argirion I, Zarins KR, Suwanrungruang K, et al. Subtype Specific Nasopharyngeal Carcinoma Incidence and Survival Trends: Differences between Endemic and Non-Endemic Populations. Asian Pac J Cancer Prev APJCP. 2020;21(11): 3291. doi:10.31557/APJCP.2020.21.11.3291
4. Peng Z, Wang Y, Fan R, et al. Treatment of Recurrent Nasopharyngeal Carcinoma: A Sequential Challenge. Cancers. 2022;14(17):4111. doi:10.3390/cancers14174111
5. Hiếu TĐ. Đánh giá kết quả điều trị ung thư vòm mũi họng giai đoạn tái phát hoặc di căn bằng phác đồ Gemcitabin - Cisplatin tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Tạp Chí Dược Thái Bình. Published online November 6, 2023:99-107.
6. Treatment by Cancer Type. NCCN. Accessed October 24, 2024. https://www.nccn.org/ guidelines/category_1
7. Zhang Y, Chen L, Hu GQ, et al. Gemcitabine and Cisplatin Induction Chemotherapy in Nasopharyngeal Carcinoma. N Engl J Med. 2019; 381(12): 1124-1135. doi:10.1056/ NEJMoa1905287
8. Hwang JM, Fu KK, Phillips TL. Results and prognostic factors in the retreatment of locally recurrent nasopharyngeal carcinoma. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 1998;41(5):1099-1111. doi:10. 1016/s0360-3016(98)00164-3
9. Teo PM, Kwan WH, Chan AT, et al. How successful is high-dose (>or = 60 Gy) reirradiation using mainly external beams in salvaging local failures of nasopharyngeal carcinoma? Int J Radiat Oncol Biol Phys. 1998; 40(4): 897-913. doi:10.1016/s0360-3016 (97)00854-7
10. Ng WT, Soong YL, Ahn YC, et al. International Recommendations on Reirradiation by Intensity Modulated Radiation Therapy for Locally Recurrent Nasopharyngeal Carcinoma. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2021;110(3):682-695. doi:10.1016/j.ijrobp.2021.01.041