TỶ LỆ TRẦM CẢM THEO PHQ4 Ở NGƯỜI CÓ TIỀN SỬ NHIỄM COVID-19 ĐẾN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Trần Đức Sĩ1,, Lê Thị Kiều Hân1, Nguyễn Thái Hằng1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người đã từng mắc COVID-19 có nguy cơ cao gặp phải các rối loạn tâm lý, thậm chí được xem như các triệu chứng của "Hội chứng hậu COVID". Nghiên cứu nguy cơ trầm cảm trên đối tượng hậu nhiễm Covid-19 giúp kiểm chứng điều này. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với thang đánh giá trầm cảm nhanh PHQ4 ở người có tiền sử nhiễm Covid-19 đến khám sức khỏe tổng quát tại Phòng khám Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Kết quả: Tổng cộng có 266 người được khảo sát.  Kết quả 25,6% có khả năng trầm cảm từ nhẹ trở lên, trong đó 53 người (19.9%) được xác định có nguy cơ trung bình- nặng theo PHQ4. Tỉ lệ bệnh nhân có > 4 triệu chứng nhiễm Covid-19 là 70,7%; có sự tương quan giữa số triệu chứng và tổng điểm PHQ4 (ß =0,13; p=0,015). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy những người từng có tiền sử mắc Covid-19 dù nhẹ vẫn có nguy cơ có trầm cảm. Ngoài tiền sử có các rối loạn tâm thần kinh từ trước, thì số lượng triệu chứng khi nhiễm Covid-19 càng nhiều, nguy cơ trầm cảm càng cao

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bourmistrova NW, Solomon T, Braude P, Strawbridge R, Carter B. Long-term effects of COVID-19 on mental health: A systematic review. J Affect Disord. 2022 Feb 15;299:118-125. doi: 10.1016/j.jad.2021.11.031. Epub 2021 Nov 16. PMID: 34798148; PMCID: PMC8758130.
2. Groff D, Sun A, Ssentongo AE, et al. Short-term and Long-term Rates of Postacute Sequelae of SARS-CoV-2 Infection: A Systematic Review. JAMA Netw Open. Oct 1 2021;4(10):e2128568. doi:10.1001/jamanetworkopen.2021.28568
3. Hartung TJ, Neumann C, Bahmer T, et al. Fatigue and cognitive impairment after COVID-19: A prospective multicentre study. Eclinical Medicine. Nov 2022;53:101651. doi:10.1016/ j.eclinm.2022.101651
4. Huynh G, Nguyen HV, Vo LY, Le NT, Nguyen HTN. Assessment of Insomnia and Associated Factors Among Patients Who Have Recovered from COVID-19 in Vietnam. Patient Prefer Adherence. 2022;16:1637-1647. doi:10.2147/ PPA.S371563
5. Mastrorosa I, Del Duca G, Pinnetti C, et al. What is the impact of post-COVID-19 syndrome on health-related quality of life and associated factors: a cross-sectional analysis. Health Qual Life Outcomes. Mar 22 2023;21(1):28. doi:10.1186/s12955-023-02107-z
6. Seighali N, Abdollahi A, Shafiee A, et al. The global prevalence of depression, anxiety, and sleep disorder among patients coping with Post COVID-19 syndrome (long COVID): a systematic review and meta-analysis. BMC Psychiatry. Feb 6 2024;24(1): 105.doi:10.1186/s12888-023-05481-6
7. Sansone V, Angelillo S, Paduano G, Pileggi C, Nobile CGA, Di Giuseppe G. Quality of sleep after COVID-19 infection: a cross-sectional study in the Southern Italy. Front Psychiatry. 2024;15:1428423. doi:10.3389/fpsyt.2024.1428423
8. Thanh HN, Minh DC, Thu HH, Quang DN. Symptoms, Mental Health, and Quality of Life Among Patients After COVID-19 Infection: A Cross-sectional Study in Vietnam. J Prev Med Public Health. Mar 2024;57(2):128-137. doi:10.3961/jpmph.23.511