HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VỀ ĐÊM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2: VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT LIÊN TỤC

Nguyễn Thị Ngọc Trinh1,, Ngô Văn Truyền1, Đoàn Thị Kim Châu1, Ngô Đức Lộc1, Bùi Xuân Trà2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hạ đường huyết về đêm là biến chứng nghiêm trọng, thường bị bỏ sót trong quản lý đái tháo đường týp 2. Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp phát hiện và quản lý dạng hạ đường huyết này, giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm của hạ đường huyết về đêm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 dựa trên thiết bị theo dõi đường huyết liên tục. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 41 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, sử dụng hệ thống theo dõi đường huyết liên tục. Kết quả: Trong số 41 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 19 bệnh nhân (46,34%) có hạ đường huyết về đêm. Các đặc điểm liên quan đến hạ đường huyết về đêm là chỉ số quản lý đường huyết (GMI) thấp và mức biến thiên đường huyết (CV) cao. Kết luận: CGM phát hiện tỷ lệ lớn bệnh nhân gặp hạ đường huyết về đêm (46,34%), đồng thời xác định GMI thấp và CV cao là các đặc điểm nguy cơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

K. V. Allen&B. M. Frier (2003), “Nocturnal hypoglycemia: clinical manifestations and therapeutic strategies toward prevention”, Endocr Pract, 9 (6), pp. 530-43.
2. Committee American Diabetes Association Professional Practice (2025), “6. Glycemic Goals and Hypoglycemia: Standards of Care in Diabetes-2025”, Diabetes Care, 48 (Supplement_1), pp. S128-S145.
3. J. P. Bae, R. Duan, H. Fu&B. J. Hoogwerf (2017), “Risk Factors for Nocturnal Hypoglycemia in Insulin-treated Patients With Type 2 Diabetes: A Secondary Analysis of Observational Data Derived From an Integrated Clinical Trial Database”, Clin Ther, 39 (9), pp. 1790-1798 e7.
4. A. S. Boureau, B. Guyomarch, P. Gourdy, I. Allix, C. Annweiler, N. Cervantes, G. Chapelet, I. Delabriere, S. Guyonnet, R. Litke, M. Paccalin, A. Penfornis, P. J. Saulnier, M. Wargny, S. Hadjadj, L. de Decker&B. Cariou (2023), “Nocturnal hypoglycemia is underdiagnosed in older people with insulin-treated type 2 diabetes: The HYPOAGE observational study”, J Am Geriatr Soc, 71 (7), pp. 2107-2119.
5. Simona Clus, Gabriela Crețeanu, and Amorin Popa. (2018), “Nocturnal hypoglycemia in type 2 diabetes.”, Romanian Journal of Diabetes Nutrition and Metabolic Diseases, 25 (1), pp. 99-103.
6. R. R. Gehlaut, G. Y. Dogbey, F. L. Schwartz, C. R. Marling&J. H. Shubrook (2015), “Hypoglycemia in Type 2 Diabetes--More Common Than You Think: A Continuous Glucose Monitoring Study”, J Diabetes Sci Technol, 9 (5), pp. 999-1005.
7. K. Jauch-Chara&B. Schultes (2010), “Sleep and the response to hypoglycaemia”, Best Pract Res Clin Endocrinol Metab, 24 (5), pp. 801-15.
8. K. Torimoto, Y. Okada, M. Hajime, K. Tanaka&Y. Tanaka (2018), “Risk Factors of Hypoglycemia in Patients with Type 2 Diabetes Mellitus: A Study Based on Continuous Glucose Monitoring”, Diabetes Technol Ther, 20(9), pp.603-612.
9. C. A. van Beers&J. H. DeVries (2016), “Continuous Glucose Monitoring: Impact on Hypoglycemia”, J Diabetes Sci Technol, 10 (6), pp. 1251-1258.
10. L. Vu, S. Kefayati, T. Ide, V. Pavuluri, G. Jackson, L. Latts, Y. Zhong, P. Agrawal&Y. C. Chang (2019), “Predicting Nocturnal Hypoglycemia from Continuous Glucose Monitoring Data with Extended Prediction Horizon”, AMIA Annu Symp Proc, 2019 pp. 874-882.