KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG SAI LỆCH KHỚP CẮN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sai lệch khớp cắn có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như sang chấn khớp cắn, giảm chức năng nhai, tạo điều kiện cho một số bệnh răng miệng phát triển, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, phát âm và tâm lý. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình trạng sai lệch khớp cắn và xác định nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên Trường Đại hoc Trà Vinh theo chỉ số IOTN. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 250 sinh viên (106 nam và 144 nữ). Kết quả: 83,6% sinh viên có khuôn mặt cân xứng; Tỷ lệ sai lệch khớp cắn trong nghiên cứu là 89,2% trong sai khớp cắn loại I chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,2%, sai khớp cắn loại II chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10%. Nhu cầu điều trị chỉnh nha theo IOTN về thẩm mỹ răng ghi nhận có 64% sinh viên không/ ít cần điều trị chỉnh nha. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy có 85,6% sinh viên cần điều trị chỉnh nha về mặt sức khỏe răng. Kết luận: Tình trang sai lệch khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha chiếm tỷ lệ cao trong sinh viên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sai lệch khớp cắn, nhu cầu điều trị
Tài liệu tham khảo

2. Trần Thị An Huy và Phạm Thanh Hải. Khảo sát tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên năm nhất Đại học Y dược Hải Phòng năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022: 99 - 104.

3. Lê Nguyễn Anh Minh. Thực trạng lệch lạc khớp cắn của học sinh ở một số trường trung học cơ sở tại thành phố Thanh Hóa. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023: 215-218.

4. Lưu Văn Tường. Thực trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2023. Tạp chí y học Việt Nam. 2024: 111 – 115.

5. Ahmed Ibrahim El Dosoky and Mohamed Hassan El Bayomy. Malocclusion and Orthodontic treatment needs among tanta secondary school students. Egyptian Dental Journal. 2020: Vol.66, No.4.

6. Deepak Chauhan & et al. A Study of malocclusion and orthodontic treatment needs according to dental aesthetic index among school children of a hilly state of India. Journal of International society of preventive and community Dentistry. 2018; Vol.3, No.1, 32-37.

7. Habersack Marion, “WHO-definition of health must be enforced by national law: a debate”, BMC Medical Ethics, 2013: Vol 14, 24.

8. Kataoka K & et al. Association Between Self – Reported Bruxism and Malocclusion in University Students: A cross- sectional study. J Epidemiol. 2025;25(6):423-43.

9. Lecturer & et al. Prevalence of malocclusion and occlusal traits of Malay adults (18-23 years) in Shah Alam,Malaysia. Int J Dent Res.2020; 5(2):81-85.
