SỰ THAY ĐỔI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN TRƯỞNG THÀNH BỊ RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM (TMD) ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG MÁNG ỔN ĐỊNH (SS) 6 THÁNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân trưởng thành bị rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) được điều trị bằng máng ổn định (SS) 6 tháng năm 2022-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu có can thiệp trên 31 bệnh nhân trưởng thành (7 nam và 24 nữ) được điều trị bằng máng ổn định cứng (SS), so sánh đặc điểm lâm sàng trước và sau điều trị trị 6 tháng. Kết quả: Phân bố tỉ lệ triệu chứng lâm sàng: Đau khớp trước điều trị 90,32%; sau điều trị: 16,12%. Đau cơ trước điều trị: 80,65%; sau điều trị: 9,68%. Có tiếng kêu khớp trước điều trị: 83,87%; sau điều trị: 61,29%. Biên độ há miệng hạn chế trước điều trị: 33,62 ± 2,34mm; sau điều trị: 38,71 ± 2,65mm. Đau cơ thái dương trước điều trị: 88%; sau điều trị: 32%. Kết luận: Triệu chứng cơ năng bao gồm đau khớp, có tiếng kêu khớp và đau cơ là những triệu chứng thường gặp nhất; vùng đau tại chỗ quanh khớp bao gồm đau khớp và đau cơ thái dương, cơ cắn thường gặp nhất. Sau điều trị các triệu chứng cơ năng giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê sau điều trị bằng máng ổn định (SS) 6 tháng. Chỉ số đau VAS trên những bệnh nhân có biểu hiện cơ năng bao gồm đau cơ, đau khớp và có tiếng kêu khớp giảm rõ rệt trên thang đo
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Rối loạn khớp thái dương hàm, máng nhai ổn định
Tài liệu tham khảo

2. El-Moraissi A et al (2020). Effectiveness of occlusal splint therapy in the management of temporomandibular disorders: network meta-analysis of randomized controlled trials, Int J Oral Maxillofac Surg, 49(8), 1042-1056.

3. Dion Tik Shun Li, Yiu Yan Leung (2021). Temporomandibular Disorders: Current concepts and controversies in diagnosis and management, Diagnosis J (Basel), 11(3), 459-465.

4. Nguyễn Phúc Vinh, Trần Thị Phương Đan (2022). Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp chùm tia hình nón và đánh giá kết quả điều trị rối loạn khớp thái dương hàm bằng máng nhai tại BV Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 52, 192-198.

5. Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Hữu Ân, Trần Ngọc Quảng Phi (2022). Đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân rối loạn khớp thái dương hàm, Tạp chí Y học Việt Nam, 518(1), 284-289.

6. Phạm Thu Trang, Phạm Thị Hồng Thuỳ, Trịnh Vũ Hải (2023). Đặc điểm lâm sàng và khảo sát các yếu tố nguy cơ của rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, Tạp chí Y học Việt Nam, 529(1), 164-168.

7. Lê Nguyên Lâm, Nguyễn Phúc Vinh (2023). Đánh giá kết quả điều trị rối loạn khớp thái dương hàm bằng máng nhai tại BV Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Vietnam Journal of Community Medicine, 64(5), 223-231.

8. Huỳnh Lê Hiệp Nghĩa và CS (2023). Nghiên cứu triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm và các yếu tố tâm lý thói quen trên sinh viên nha khoa, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 57, 30-37.

9. Jenifer L Robinson et al (2020). Estrogen signaling impacts temporomandibular joint and periodontal disease pathology, Odontology J, 108(2), 153-165.

10. Grzeorz Zielínsk et al (2024). Association between Estrogen Levels and Temporomandibular Disorders: An Updated Systematic Review, Int J Mol Sci, 25(18), 9867-9875.
