DỪNG THAI NGHÉN Ở THAI QUÁ NGÀY DỰ SINH TẠI KHOA ĐẺ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG: KẾT QUẢ, NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ CHO TRẺ SƠ SINH VÀ SẢN PHỤ

Đoàn Thị Phương Lam1,, Phan Thành Nam1, Nguyễn Mạnh Thắng1,2
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả sản khoa và sơ sinh trường hợp thai quá ngày sinh (≥40 tuần + 1 ngày) tại khoa Đẻ bệnh viện phụ sản trung ương, tìm hiểu ảnh hưởng của thai quá ngày sinh lên kết cục sơ sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thai phụ có tuổi thai ≥ 40 tuần + 1 ngày vào khoa Đẻ từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2023, dừng thai nghén bằng các phương pháp khác nhau: mổ lấy thai, chuyển dạ tự nhiên xuất hiện, gây chuyển dạ (truyền oxytocin, đặt ống thông hai bóng Foley cải tiến, đặt propess). Kết quả nghiên cứu: Có 754 thai phụ quá ngày dự sinh dừng thai nghén trong năm 2023 tại khoa Đẻ, chiếm 4,48% tổng số ca đủ tháng tại khoa (754/16.289). Tỷ lệ đẻ đường âm đạo chiếm 80,5%, mổ lấy thai chiếm 19,5%. Hầu hết các trẻ sơ sinh đều khỏe mạnh, chỉ có 1 trường hợp bị ngạt và 1 trường hợp phải hồi sức tích cực nhưng sau đó đều ổn định. Tuy nhiên do số liệu thống kê trong nghiên cứu không đủ lớn nên không đưa ra kết luận về  kết quả sơ sinh cũng như những bất lợi gặp phải ở trẻ sơ sinh hay những tai biến có thể gặp ở sản phụ sau sinh. Kết luận: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dừng thai nghén ở tuổi thai  ≥ 40 tuần + 1 ngày tại khoa Đẻ bệnh viện Phụ sản Trung ương cho kết quả kết quả sản khoa và sơ sinh gần như tốt hoàn toàn, chỉ có 1 trường hợp trẻ biến chứng nguy hiểm nhưng sau khi hồi sức thì khỏe mạnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Wennerholm U-B, Saltvedt S, Wessberg A, Alkmark M, Bergh C, Wendel SB, et al. Induction of labour at 41 weeks versus expectant management and induction of labour at 42 weeks (SWEdish Post-term Induction Study, SWEPIS): multicentre, open label, randomised, superiority trial. BMJ. 2019; 20:367,l6131. https://doi.org/ 10.1136/bmj.l6131 PMID: 31748223
2. Kortekaas JC, Scheuer AC, de Miranda E, van Dijk AE, Keulen JKJ, Bruinsma A, et al. Perinatal death beyond 41 weeks pregnancy: an evaluation of causes and substandard care factors as identified in perinatal audit in the Netherlands. BMC Pregnancy Childbirth. 2018 Sep 20; 18 (1):380. https://doi.org/10.1186/s12884-018-1973-0 PMID: 30236080.
3. Middleton P, Shepherd E, Crowther CA. Induction of labour for improving birth outcomes for women at or beyond term. Cochrane Database Syst Rev. 2018; 5:CD004945. https://doi.org/ 10.1002/ 14651858. CD004945.pub4 PMID: 29741208
4. Thomas J, Fairclough A, Kavanagh J, Kelly AJ. Vaginal prostaglandin (PGE2 and PGF2a) for induction of labour at term. Cochrane Database Syst Rev CD003101. 2014. https://doi.org/ 10.1002/14651858. CD003101.pub3 PMID: 24941907
5. Du YM, Zhu LY, Cui LN, Jin BH, Ou JL. Double-balloon catheter versus prostaglandin E2 for cervical ripening and labour induction: a systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials. BJOG. 2017; 124:891–9. https://doi.org/10.1111/1471-0528. 14256 PMID: 27533177
6. Anita C. J. Ravelli, Joris A. M. van der Post, Christianne J. M. de Groot, Ameen Abu-Hannal. Does induction of labor at 41 weeks (early, mid or late) improve birth outcomes in low-risk pregnancy? A nationwide propensity score-matched study. Acta Obstet Gynecol Scand. 2023;102:612–625.