KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA BEVACIZUMAB TIÊM NỘI NHÃN ĐIỀU TRỊ PHÙ HOÀNG ĐIỂM TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TĂNG SINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả của Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị phù hoàng điểm trên bệnh nhân bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu, tiến hành trên 48 mắt của 32 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh tại bệnh viện Lê Văn Thịnh từ tháng 12/2023 đến tháng 08/2024. Phác đồ tiêm nội nhãn 3 mũi Bevacizumab 1,25 mg/ 0,05 ml liên tục mỗi 4 tuần. Theo dõi và đánh giá kết quả trong 3 tháng. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 59,69 ± 10,61 năm. Thời gian phát hiện đái tháo đường trung bình là 7,15 ± 4,84 năm. HbA1C trung bình là 7,55 ± 1,72 %. Thị lực logMAR có sự cải thiện với thị lực trung bình trước điều trị là 0,74 ± 0,68 và sau 3 tháng là 0,54 ± 0,59. Tỷ lệ bệnh nhân có sự cải thiện thị lực sau 3 tháng điều trị là 52,1%. Độ dày võng mạc hoàng điểm giảm trung bình 84,86 µm. Thể tích hoàng điểm giảm trung bình 1,6 mm3. Diện tích vùng vô mạch giảm trung bình 0,098 mm2. Mật độ mạch máu hoàng điểm ở lớp nông tăng ở tất cả các phân vùng. Vùng trung tâm hoàng điểm có sự cải thiện mật độ mạch máu sớm nhất và nhiều hơn các vùng còn lại. Có mối tương quan giữa thị lực logMAR sau 3 tháng với thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường, độ dày võng mạc hoàng điểm và diện tích vùng vô mạch. Không có mối tương quan giữa thị lực logMAR sau 3 tháng với mật độ mạch máu ở lớp nông. Không thấy xuất hiện các biến chứng trầm trọng tại mắt và toàn thân ở các thời điểm ngay sau tiêm, sau 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng tiêm nội nhãn Bevacizumab. Kết luận: Bevacizumab 1,25 mg/ 0,05 ml tiêm nội nhãn điều trị phù hoàng điểm trên bệnh nhân bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh cải thiện thị lực và cấu trúc võng mạc sau 3 tháng điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bevacizumab nội nhãn, bệnh võng mạc đái tháo đường.
Tài liệu tham khảo

2. Đỗ Như Hơn. Bệnh lý võng mạc đái tháo đường. Nhãn khoa tập 3. Nhà xuất bản y học; 2014;268-285.

3. Avery R.L., Pearlman J., Pieramici D.J. Intravitreal bevacizumab (Avastin) in the treatment of proliferative diabetic retinopathy. Ophthalmology. 2006;113:1695.e1-15. doi: 10.1016/j.ophtha.2006.05.064.


4. P. Osaadon, X. J. Fagan, T. Lifshitz, et al. A review of anti-VEGF agents for proliferative diabetic retinopathy. Eye. 2014; 28(5):510-520. doi:10.1038/eye.2014.13.


5. Bhandari S., David S., Vuong N., et al. Bevacizumab for diabetic macular edema: one-year treatment outcomes from the Fight Retinal Blindness! Registry. Eye (Lond). 2021;36(3):594-602.

6. Ayman G. Elnahry, Alia M.N., Ahmed AAK., et al. Optical Coherence Tomography Angiography Biomarkers Predict Anatomical Response to Bevacizumab in Diabetic Macular Edema. Diabetes, Metabolic Syndrome and Obesity: Targets and Therapy. 2022;15:395–405. doi: 10.2147/DMSO.s351618.


7. Michael T. Massengill, Samuel Cubillos, Neil Sheth, et al. Response of diabetic macular edema to anti–VEGF medications correlates with improved macular vessel architecture measures with OCT angiography. American Academy of Ophthalmology. 2024;4:100478. doi: 10.1016/j.xops.2024.100478.


8. Nguyễn Như Quân. Nghiên cứu ứng dụng tiêm Bevacizumab vào buồng dịch kính trong điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường. Luận án tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2019.

9. Trần thị Thu Hiền, Dương Anh Quân. Đánh giá kết quả điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường bằng tiêm Bevacizumab nội nhãn. Tạp Chí Y Học Lâm Sàng. 2016;35/2016. https://jcmhch.com.vn/upload/files/Tapchi/tap%20chi%20so%2035/7(2).pdf

10. Nguyễn Diệu Thu, Đặng Trần Đạt, Mai Quốc Tùng. Đánh giá kết quả bước đầu phối hợp tra azarga và tiêm bevacizumab nội nhãn trong điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2021;Tập 508:số 1 – 2021. https://doi.org/10.51298/vmj.v508i1.1571.

