CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG NĂM 2024

Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh1,, Mầu Văn Hiếu2, Lê Trường Vĩnh Phúc1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Y học Cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Trưng Vương năm 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 85 người bệnh đang điều trị lọc máu nhân tạo ngoại trú tại khoa Thận – Thận nhân tạo, bệnh viện Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 04 – 05/2024. Thông tin thu thập bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học và bệnh lý, xét nghiệm cận lâm sàng, và thang đo chất lượng giấc ngủ PSQI. Kết quả: Kết quả của nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ cao người bệnh có chất lượng giấc ngủ kém 83,5%. Người bệnh là nữ giới có tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nam giới. Chỉ số Albumin cao là yếu tố bảo vệ người bệnh khỏi tình trạng chất lượng giấc ngủ kém. Kết luận: Cần có những chiến lược, giải pháp, những biện pháp can thiệp để giúp người bệnh có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tô Minh Ngọc, Nguyễn Đỗ Nguyên, Phùng Khánh Lâm và cộng sự (2014). “Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt”. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 6(S18), tr. 664-668.
2. Đinh Vũ Ngọc Ninh, Nguyễn Xuân Trung, Hoàng Bùi Bảo và cộng sự (2024). “Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ”. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 183(10), tr. 72-79.
3. Tổng hội Y học Việt Nam (2023). Báo cáo tọa đàm “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn", Hà Nội, 23/9/2023.
4. Lê Việt Thắng, Đặng Quang Minh (2011) “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ”. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 4, tr. 1-6.
5. Couser WG, Remuzzi G, Mendis S, et al (2011). “The contribution of chronic kidney disease to the global burden of major noncommunicable diseases”. Kidney International, 80(12), p. 1258-1270.
6. Huang CH, Cheng C, Yen M (2023). “Factors associated with poor sleep quality in patients with pre‐dialysis chronic kidney disease: a systematic review” Journal of Advanced Nursing, 79(6), p. 2043-2057.
7. Liu Z, Wang L, Hu Z. (2024) “Evaluation of risk factors related to sleep disorders in patients undergoing hemodialysis using a nomogram model”. Medicine (Baltimore), 103(15): e37712.
8. Menon. (2015) “Sleep quality in end-stage renal disease patients on maintenance hemodialysis: a six-month prospective survey”. International Journal of Pharmaceutical Sciences and Reseach, 6(2), p. 660-668.
9. Mirghaed MT, Sepehrian R, Rakhshan A, et al (2019). “Sleep Quality in Iranian Hemodialysis Patients: A Systematic Review and Meta-analysis”. Iranian Journal of Nursing and Midwifery Research, 24(6), p. 403-9.
10. Shen Q, Huang X, Luo Z, et al (2016). “Sleep quality, daytime sleepiness and health-related quality-of-life in maintenance haemodialysis patients”. Journal of International Medical Research, 44(3), p. 698-709.