RÒ MIỆNG NỐI SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THỰC QUẢN, TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG TOÀN BỘ DẠ DÀY CÓ NONG MÔN VỊ TRƯỚC MỔ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY THỰC QUẢN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới rò miệng nối ở nhóm bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt thực quản, tạo hình bằng dạ dày toàn bộ có nong môn vị trước mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 37 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt thực quản, tạo hình bằng toàn bộ dạ dày điều trị ung thư biểu mô vảy thực quản tại khoa Ngoại Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và khoa Phẫu thuật Tiêu hóa bệnh viện Việt Đức từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 3 năm 2022. Kết quả: Chúng tôi thực hiện phẫu thuật nội soi cắt thực quản, tạo hình thực quản bằng toàn bộ dạ dày cho tổng số 37 bệnh nhân. Tuổi trung bình là 57,1 ± 8,68. Tất cả các bệnh nhân đều là nam giới. Thời gian phẫu thuật trung bình là 305,9 ± 46,95 phút. Tỷ lệ chuyển mổ mở thì bụng có 2 BN (5,4%), tỷ lệ làm miệng nối tận-tận là 94,6%. Thời gian thở máy trung bình là 32,3 ± 28,42 phút, thời gian rút dẫn lưu màng phổi là 9,1 ± 5,76 ngày, thời gian nằm viện trung bình 13,6 ± 6,28 ngày. Tình trạng lưu thông dạ dày qua môn vị tốt chiếm 82,4%. Tỷ lệ biến chứng rò miệng nối có 2 BN (5,4%), viêm phổi 3 BN (8,1%), rò dưỡng chấp 4 BN (10,8%) và tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược 4 BN (10,8%). Trong 2 BN rò miệng nối có 1 BN có tiền sử bệnh lý tim mạch, cả 2 BN này đều có tình trạng dinh dưỡng bình thường trước mổ, sau mổ cả 2 trường hợp này đều có biểu hiện hẹp miệng nối và 1 BN được nong thực quản và 1 BN phải đặt Stent thực quản do nong không có hiệu quả. Kết luận: Phẫu thuật cắt nội soi cắt thực quản, tạo hình bằng toàn bộ dạ dày là một phẫu thuật tương đối an toàn, tỷ lệ biến chứng rò miệng nối và các biến chứng khác thấp. Tuy nhiên đây là phẫu thuật đòi hỏi phẫu thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị, dụng cụ phải đầy đủ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cắt thực quản nội soi ngực bụng, ung thư biểu mô vảy thực quản.
Tài liệu tham khảo

2. Famiglietti A, Lazar JF, Henderson H, et al. Management of anastomotic leaks after esophagectomy and gastric pull-up. J Thorac Dis. 2020;12(3):1022-1030. doi:10.21037/jtd.2020.01.15


3. Biere SSAY, Maas KW, Cuesta MA, van der Peet DL. Cervical or Thoracic Anastomosis after Esophagectomy for Cancer: A Systematic Review and Meta-Analysis. Digestive Surgery. 2011;28(1):29-35. doi:10.1159/000322014


4. Ubels S, Verstegen MHP, Rosman C, Reynolds JV. Anastomotic leakage after esophagectomy for esophageal cancer: risk factors and operative treatment. Annals of Esophagus. 2021;4(0). doi:10.21037/aoe-2020-18


5. Manghelli JL, Ceppa DP, Greenberg JW, et al. Management of anastomotic leaks following esophagectomy: when to intervene? J Thorac Dis. 2019;11(1):131-137. doi:10.21037/jtd.2018.12.13


6. Li H, Zhuang S, Yan H, Wei W, Su Q. Risk Factors of Anastomotic Leakage After Esophagectomy With Intrathoracic Anastomosis. Front Surg. 2021;8. doi:10.3389/fsurg. 2021.743266


7. Fabbi M, Hagens ERC, van Berge Henegouwen MI, Gisbertz SS. Anastomotic leakage after esophagectomy for esophageal cancer: definitions, diagnostics, and treatment. Dis Esophagus. 2021;34(1):doaa039. doi:10. 1093/dote/doaa039


8. Goense L, Rossum PSN van, Ruurda JP, et al. Radiation to the Gastric Fundus Increases the Risk of Anastomotic Leakage After Esophagectomy. The Annals of Thoracic Surgery. 2016; 102(6): 1798-1804. doi:10.1016/j. athoracsur.2016.08.027


9. Markar SR, Arya S, Karthikesalingam A, Hanna GB. Technical Factors that Affect Anastomotic Integrity Following Esophagectomy: Systematic Review and Meta-analysis. Ann Surg Oncol. 2013;20(13): 4274-4281. doi:10.1245/ s10434-013-3189-x


10. Lv L, Hu W, Ren Y, Wei X. Minimally invasive esophagectomy versus open esophagectomy for esophageal cancer: a meta-analysis. Onco Targets Ther. 2016;9:6751-6762. doi:10.2147/ OTT.S112105

