ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÁ NHĨ QUA NỘI SOI BẰNG CÁC LOẠI VẬT LIỆU GHÉP KHÁC NHAU

Nguyễn Triều Việt1,, Đỗ Hội1, Trần Khôi Nguyên1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Phẫu thuật nội soi vá nhĩ được sử dụng để sửa chữa thủng màng nhĩ bằng cách đặt một mảnh ghép ở những bệnh nhân bị viêm tai giữa mạn tính (VTGMT) có thủng màng nhĩ bằng cách sử dụng mảnh ghép màng sụn hoặc sụn-màng sụn. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, và đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi vá nhĩ qua nội soi bằng các dạng mảnh ghép khác nhau ở những bệnh nhân VTGMT có thủng màng nhĩ. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu có can thiệp lâm sàng trên 102 trường hợp viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ được thực hiện phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ đơn thuần hay phối hợp lót sụn bằng cách sử dụng sụn-màng sụn nắp bình tai làm mảnh ghép. Kết quả: Có 102 trường hợp được đưa vào nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 46,3 ± 12,4 tuổi. Tỷ lệ lành màng nhĩ sau 6 tháng lên tới 95,1%. Mức độ mất thính lực trung bình trước phẫu thuật là 39,7 ± 11,3 dB; khả năng nghe trung bình cải thiện sau 6 tháng lên 26,5 ± 8,1 dB. Kết luận: phẫu thuật nội soi vá nhĩ bằng cách sử dụng màng sụn, hoặc phối hợp sụn-màng sụn của nắp bình tai làm mảnh ghép mang lại kết quả trong việc lành màng nhĩ và cải thiện thính lực, bằng chứng là các kết quả theo dõi sau phẫu thuật sau ba tháng về thính lực và.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Ngọc Chất, Phan Xuân Hoa, Phan Thị Mộng Thơ (2018), "Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính", Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 22 (6).
2. Abdulvahap A. et al (2017), Endoscopic tympanoplasty. Journal of Otology Volume 12, Issue 2, June 2017, Pages 62-67. https://doi.org/10.1016/j.joto.2017.04.004
3. Emmett SD, Kokesh J, Kaylie D. Chronic Ear Disease. Med Clin North Am. 2018 Nov;102(6):1063-1079. [PubMed]
4. Head K, Chong LY, et al (2020). Topical antiseptics for chronic suppurative otitis media. Cochrane Database Syst Rev. 2020 Jan 06;1(1):CD013055. [PMC free article] [PubMed]
5. Indorewala S, et al (2015). Tympanoplasty outcomes: a review of 789 cases. Iran J Otorhinolaryngol. 2015 Mar;27(79):101-8. [PMC free article] [PubMed]
6. Leach AJ, và cộng sự (2021). Otitis media guidelines for Australian Aboriginal and Torres Strait Islander children: summary of recommendations. Med J Aust. 2021 Mar; 214(5):228-233.
7. Mangia et al (2023), Success rates and predictors of outcomes of type I tympanoplasty performed by residents in a teaching tertiary hospital. Journal of Otology Volume 18, Issue 4, October 2023, Pages 214-219. https://doi.org/ 10.1016/j.joto.2023.09.003
8. Master A, Wilkinson E, Wagner R. Management of Chronic Suppurative Otitis Media and Otosclerosis in Developing Countries. Otolaryngol Clin North Am. 2018 Jun;51(3):593-605.
9. Naderpour M et al (2016). Evaluation of Factors Affecting the Surgical Outcome in Tympanoplasty. Iran J Otorhinolaryngol. 2016 Mar;28(85):99-104. [PMC free article] [PubMed]
10. Yurttas, V., et al (2015). Factors that may Affect Graft Success in Tympanoplasty with Mastoidectomy. ENT Updates, 5, pp. 9e12.