ĐẶC ĐIỂM VI SINH VẬT GÂY NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Đoàn Thị Huệ1,, Vũ Thị Phương Hoa2
1 Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Trình bày đặc điểm vi sinh vật gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 161 bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu từ tháng 10/2023 đến tháng 09/2024, tại khoa Nhi của 2 bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Kết quả: Tỷ lệ cấy nước tiểu dương tính là 12,4%, trong đó E.coli chiếm 50,0%, E.facecalis chiếm 30,0%, và P.mirabilin chiếm 10,0%. Trong nhóm trẻ từ 2 - > 24 tháng tuổi, căn nguyên NKTN do E.coli chiếm (50,0%), E.faecalis chiếm (41,7%), nhóm trẻ từ 24 - 60 tháng căn nguyên NKTN do E.coli chiếm (50,0%), do P.mirabilin chiếm 25,0%. Vi khuẩn E.coli kháng hầu hết Cefoxitin, Ampicillin/Sulbactam, nhưng còn nhạy cao với Amikacin (100%), Meronem (60%). Vi khuẩn E.faecalis kháng hầu hết Gentamycin, Cefoxitin, nhưng nhạy cao với Vancomycin (100%), Amoxicillin/Acid Clavulanic (66,7%), Ampicillin (66,7%). Kết luận: Vi khuẩn thường gặp gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nhóm trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi là E.coli.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tullus K., Shaikh N. (2020), “Urinary tract infections in children”, Lancet, 395 (10237), pp. 1659-1668.
2. Leung A. K. C., Wong A. H. C., Leung A. A. M., et al. (2019), “Urinary Tract Infection in Children”, Recent Pat Inflamm Allergy Drug Discov, 13 (1), pp. 2-18.
3. Bệnh viện Nhi đồng 1 (2021), "Nhiễm trùng đường tiết niệu trẻ em", Phác đồ điều trị nhi khoa - Bệnh viện Nhi Đồng 1, NXB Y học.
4. Keren R., Shaikh N., Pohl H., et al. (2015), “Risk Factors for Recurrent Urinary Tract Infection and Renal Scarring”, Pediatrics, 136 (1), pp. e13-21.
5. Okarska-Napierała M., Wasilewska A., Kuchar E. (2017), “Urinary tract infection in children: Diagnosis, treatment, imaging - Comparison of current guidelines”, J Pediatr Urol, 13 (6), pp. 567-573.
6. Lương Thị Phượng, Tống Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy, et al. (2022), “Kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có bất thường đường tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 15 (3), tr. 98-105.
7. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015), Bộ Y tế.
8. Lê Quang Phương, Phạm Văn Đếm, Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2016), “Thực trạng nhiễm khuẩn đường tiểu trên trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có sốt tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, 32 (2), tr. 117-123.
9. Isac R., Basaca D. G., Olariu I. C., et al. (2021), “Antibiotic Resistance Patterns of Uropathogens Causing Urinary Tract Infections in Children with Congenital Anomalies of Kidney and Urinary Tract”, Children (Basel, Switzerland), 8 (7), pp. 585-593.
10. Daniel M., Szymanik-Grzelak H., Sierdziński J., et al. (2023), “Epidemiology and Risk Factors of UTIs in Children-A Single-Center Observation”, Journal of personalized medicine, 13 (1), pp. 138-145.