ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI MÔ XƯƠNG VÀ MÔ NƯỚU MẶT NGOÀI Ở NHÓM RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN: NGHIÊN CỨU TRÊN HÌNH ẢNH CBCT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vách xương và mô nướu mặt ngoài vùng răng trước hàm trên là yếu tố quan trọng quyết định đến thẩm mỹ và thành công của điều trị implant. Mục tiêu: Xác định khoảng cách từ đường nối men – xê măng đến mào xương ổ mặt ngoài (CEJ – AC) và khoảng cách từ viền nướu mặt ngoài đến mào xương mặt ngoài (GM – AC) của nhóm răng trước hàm trên, vị trí chân răng trước hàm trên trong xương ổ răng, bề dày mô nướu mặt ngoài vùng răng trước hàm trên và đánh giá tương quan giữa vách xương đối với mô nướu mặt ngoài vùng răng trước hàm trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, phân tích trên 100 hình ảnh CBCT thoả các tiêu chí chọn mẫu. Các răng trước hàm trên được đo đạc trong mặt phẳng đứng dọc: bề dày vách xương mặt ngoài tại các vị trí cách mào xương 1mm (điểm A), 3mm (điểm B), 5mm (điểm C) và tại chóp răng; bề dày mô nướu tại điểm A; khoảng cách CEJ – AC và GM – AC; phân loại vị trí chân răng theo Kan 2011. Kết quả: Khoảng cách CEJ – AC tăng dần từ răng cửa giữa (1,92 ± 0,86) đến răng nanh (2,40 ± 1,79), ngược lại, khoảng cách GM – AC giảm dần từ răng cửa giữa (3,10 ± 0,69) đến răng nanh (2,96 ± 1,48). Vị trí các chân răng trước trong mặt đứng dọc đa số thuộc loại I (94,85%) theo phân loại Kan 2011. Mô nướu của răng cửa giữa là dày nhất (0,76 ± 0,19), tiếp đến là răng cửa bên (0,59 ± 0,19) và mỏng nhất là răng nanh (0,53 ± 0,19). Tương quan giữa bề dày vách xương và bề dày mô nướu mặt ngoài (ghi nhận tại điểm A) cho thấy có mối tương quan nghịch, mức độ tương quan yếu, |R|<0,3, (p < 0,05). Kết luận: Đa số bệnh nhân có kiểu hình mô nướu mặt ngoài mỏng, có mối tương quan nghịch mức độ yếu giữa bề dày vách xương và mô nướu mặt ngoài, và chân răng dựa vào vách xương mặt ngoài (loại I theo Kan).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
CBCT, CEJ – AC, GM – AC, vị trí chân răng
Tài liệu tham khảo

2. Becker W., Goldstein M., Becker B. E., Sennerby L. (2005), "Minimally invasive flapless implant surgery: a prospective multicenter study", Clin Implant Dent Relat Res, 7 (1), pp.S21-27.

3. Kan J. Y., Roe P., Rungcharassaeng K., Patel R. D., Waki T., et al. (2011), "Classification of sagittal root position in relation to the anterior maxillary osseous housing for immediate implant placement: a cone beam computed tomography study", Int J Oral Maxillofac Implants, 26(4), pp.873-876.

4. Nowzari H., Molayem S., Chiu C. H. K., Rich S.K. (2012), "Cone beam computed tomographic measurement of maxillary central incisors to determine prevalence of facial alveolar bone width ≥2 mm", Clinical implant dentistry and related research, 14(4), pp.595-602.

5. Qahash M., Susin C., Polimeni G., Hall J., Wikesjo U. M. (2008), "Bone healing dynamics at buccal peri-implant sites", Clin Oral Implants Res, 19(2), pp.166-172.

6. Schwartz A. D., Chaushu G. (1998), "Immediate implant placement: a procedure without incisions", J Periodontol, 69(7), pp.743-750.

7. Chen S. T., Darby I. B., Reynolds E. C., Clement J. G. (2009), "Immediate implant placement postextraction without flap elevation", J Periodontol, 80(1), pp.163.

8. Spray J. R., Black C. G., Morris H. F., Ochi S. (2000), "The influence of bone thickness on facial marginal bone response: stage 1 placement through stage 2 uncovering", Ann Periodontol, 5(1), pp.119-128.
