MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘNG LỰC HỌC TẬP, TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TẠI HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa động lực học tập, tình trạng sức khỏe tâm thần và kết quả học tập của học sinh tại Hà Nội. Phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 537 học sinh lớp 6 tại trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội. Dữ liệu được thu thập qua bộ câu hỏi cấu trúc, thang đo Short Mood and Feelings Questionnaire (SMFQ) để đánh giá nguy cơ trầm cảm và thang Academic Motivation Scale để đo lường động lực học tập. Phân tích số liệu sử dụng phần mềm Stata 16.0 với các kiểm định Chi-square và mô hình hồi quy logistic bậc thang. Kết quả: Tỷ lệ học sinh có nguy cơ trầm cảm (SMFQ ≥ 12) là 5,2%. Nguy cơ trầm cảm liên quan tiêu cực đến kết quả học tập trong mô hình ban đầu (OR = 0,67, p < 0,05) nhưng không còn ý nghĩa khi điều chỉnh động lực học tập. Học sinh nam có kết quả học tập thấp hơn học sinh nữ (OR = 0,58, p < 0,05). Kinh tế gia đình cao liên quan tích cực với kết quả học tập (OR = 2,59, p < 0,05). Động lực ngoại tại từ áp lực (EMIN) có mối liên quan tích cực với kết quả học tập (OR = 1,38, p < 0,05), trong khi động lực học tập tiêu cực (AM) có mối liên quan tiêu cực (OR = 0,80, p < 0,05). Kết luận: Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò trung gian quan trọng của động lực học tập trong mối liên quan giữa sức khỏe tâm thần và kết quả học tập. Việc cải thiện động lực học tập, đặc biệt là khuyến khích động lực nội tại, có thể là chiến lược hiệu quả để nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sức khỏe tâm thần, động lực học tập, kết quả học tập
Tài liệu tham khảo


2. Richter A, Sjunnestrand M, Romare Strandh M, Hasson H. Implementing School-Based Mental Health Services: A Scoping Review of the Literature Summarizing the Factors That Affect Implementation. Int J Environ Res Public Health. Mar 15 2022;19(6)doi:10.3390/ijerph19063489


3. Song HJ, Mu YF, Wang C, et al. Academic performance and mental health among Chinese middle and high school students after the lifting of COVID-19 restrictions. Front Psychiatry. 2023; 14: 1248541. doi:10.3389/fpsyt.2023. 1248541


4. Gregory T, Monroy NS, Grace B, et al. Mental health profiles and academic achievement in Australian school students. J Sch Psychol. Apr 2024;103:101291. doi:10.1016/j.jsp.2024.101291


5. Mahdavi P, Valibeygi A, Moradi M, Sadeghi S. Relationship Between Achievement Motivation, Mental Health and Academic Success in University Students. Community Health Equity Res Policy. Apr 2023;43(3): 311-317. doi:10.1177/ 0272684 x211025932


6. Nguyễn Thị Thúy Dung. Tạo động lực học tập cho học sinh-Một năng lực cần thiết của giáo viên phổ thông đáp ứng giáo dục 4.0. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam. 2021;43:1-5.

7. Vinh NA, Long NT, Trang DT, Trang LT, Thuy LTT. Utilizing the Short Mood and Feelings Questionnaire to measure symptoms of depression among Vietnamese adolescents in Hanoi, Vietnam, during the COVID-19 pandemic. Front Psychiatry. 2024;15:1400128. doi:10.3389/ fpsyt.2024.1400128


8. Eyre O, Bevan Jones R, Agha SS, et al. Validation of the short Mood and Feelings Questionnaire in young adulthood. J Affect Disord. Nov 1 2021;294:883-888. doi:10.1016/j.jad.2021. 07.090


9. Nguyen Q, Nguyen Van L. Assessing the construct validity and reliability of the Academic Motivation Scale in the Vietnamese context. Current Issues in Personality Psychology. 02/04 2019;7:64-79. doi:10.5114/cipp.2019.82752


10. Uji M, Kawaguchi M. Academic performance motivation: assessment and relationship to mental health and academic achievement. Psychology. 2021;12(3):374-391.
